Giải SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương I

Taluma

500 Lượt tải

Giải SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương I. Giải SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương I
Để download tài liệu Giải SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương I các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục:

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: giai sbt vat li 12 ket noi tri thuc bai tap cuoi chuong i-55509-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: giai sbt vat li 12 ket noi tri thuc bai tap cuoi chuong i


Giải SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương I

Câu 1:

Một người lấy 1,2 kg những viên nhỏ nước đá trong tủ đông nơi có nhiệt độ –18 °C để đưa vào đun trong một bình điện đun nước (ấm điện) chuyên dụng có thành bằng thuỷ tinh có thể quan sát được bên trong như Hình I.1. Thông số kĩ thuật của bình điện được cho như Bảng I.1

Một người lấy 1,2 kg những viên nhỏ nước đá trong tủ đông nơi có nhiệt độ –18 °C để đưa vào đun (ảnh 1)

Ngoài ra, người đó còn sử dụng một đồng hồ đo thời gian, một nhiệt kế chuyên dụng để đo nhiệt độ của nước và có thể thả được vào trong bình khi đang đun mà không làm ảnh hưởng đáng kể gì tới kết quả thí nghiệm. Kết quả đo đạc thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị trong Hình I.2.

Một người lấy 1,2 kg những viên nhỏ nước đá trong tủ đông nơi có nhiệt độ –18 °C để đưa vào đun (ảnh 2)

1. Nhiệt độ tại các thời điểm τ = 0 s; τ = 19 s; τ = 100 s; τ = 220 s; τ = 480 s.

2. Tốc độ gia nhiệt (độ tăng nhiệt độ sau một đơn vị thời gian) của nước trong bình ở thời điểm τ = 300 s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Với dụng cụ và kết quả thí nghiệm như Hình I.2, chúng ta có thể xác định được nhiệt dung riêng của nước đá không? Vì sao?

  • (A) Không, vì nhiệt độ của nước đá sẽ không đồng đều nên nhiệt kế sẽ không đo được chính xác nhiệt độ của khối nước đá.
  • (B) Không, vì chúng ta không có cách nào xác định được nhiệt lượng dùng để đun nước đá.
  • (C) Không, vì chúng ta không xác định chính xác được nhiệt lượng cung cấp cho nước đá.
  • (D) Không, vì nhiệt kế không đo được nhiệt độ âm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Trong quá trình đun nước đá đến khi tan chảy hoàn toàn, người ta thấy có sự chênh lệch nhiệt độ khi đo ở những vị trí khác nhau nên quyết định bỏ qua quá trình đo nhiệt dung riêng của nước đá và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá và sử dụng Bảng I.2 làm căn cứ đo các đại lượng vật lí khác. Nhiệt lượng cần cung cấp cho lượng nước đá ban đầu (ở Bài I.1) đến khi nóng chảy hoàn toàn bằng

  • (A) 355 440 J.
  • (B) 371 800 J.
  • (C) 403 320 J.
  • (D) 446 160 J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Hãy tính năng lượng mà nguồn điện đã cung cấp cho ấm đun trong thời gian đun nước đá trong bình đến khi vừa đủ nóng chảy hoàn toàn và so sánh với nhiệt lượng tính được trong Bài I.3 rồi giải thích sự chênh lệch này.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Nếu coi như hiệu suất đun của ấm ở Bài I.1 là không đổi trong suốt thời gian đun tới khi nước sôi. Nhiệt dung riêng của nước lỏng trong bình là

  • (A) 4 394 J/kg.K.
  • (B) 4 294 J/kg.K.
  • (C) 4 942 J/kg.K.
  • (D) 4 767 J/kg.K.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:
Sau khi xem xét lại hướng dẫn của nhà sản xuất, người ta thấy rằng hiệu suất đun nước của ấm trong Bài I.1 là 88% và coi như đây là thông số chính xác. Hãy sử dụng hiệu suất này để xác định nhiệt dung riêng của nước lỏng trong bình.
  • (A) 4 195 J/kg.K.
  • (B) 4 199 J/kg.K.
  • (C) 4 204 J/kg.K.
  • (D) 4 209 J/kg.K.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Nếu coi như kết quả đo nhiệt dung riêng trong Bài I.6 là chính xác, nhiệt dung riêng của nước lỏng được cho trong SGK bằng 4 200 J/kg.K cũng là một giá trị chính xác. Hãy giải thích cho sự sai lệch giữa hai số liệu trên.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Để tiếp tục quan sát hiện tượng hoá hơi và đo nhiệt hoá hơi trong thí nghiệm ở Bài I.1, người ta mở nắp bình ra cho hơi nước dễ bay ra. Tuy vậy, hiệu suất ấm đun cũng vẫn giảm tiếp xuống 81%. Hãy chỉ ra nguyên nhân nào dưới đây là không đúng của sự suy giảm này.

  • (A) Nhiệt độ nước sôi cao nên nhiệt lượng truyền qua vỏ bình sẽ nhiều hơn.
  • (B) Nhiệt độ sôi của nước luôn không đổi.
  • (C) Công suất đun của ấm giảm.
  • (D) Do nước đã hoá hơi không bay hết được hoàn toàn khỏi bình.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Nếu tiếp tục đun sôi nước như Bài I.8 cho đến khi cạn nước thì thời gian của toàn bộ quá trình hoá hơi là 1 giờ 54 phút.

1. Hãy xác định năng lượng điện đã cung cấp cho quá trình hoá hơi này.

2. Hãy xác định năng lượng nhiệt tính cho quá trình hoá hơi này.

3. Hãy xác định nhiệt hoá hơi riêng của nước trong bình.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:
Nếu thí nghiệm trong Bài I.9 không đóng nắp bình thì thời gian của toàn bộ quá trình sẽ tăng lên do:
  • (A) Đậy nắp bình lại làm nhiệt độ trong bình cao hơn nên nhiệt lượng truyền qua vỏ bình sẽ cao hơn.
  • (B) Đậy nắp bình lại sẽ làm giảm hao phí của quá trình hoá hơi.
  • (C) Đậy nắp bình lại làm nhiệt độ trong bình cao hơn nên nhiệt lượng nhận được của nước trong bình sẽ thấp hơn.
  • (D) Đậy nắp bình lại làm cho hơi nước thoát ra ngoài khó hơn nên việc hoá hơi cũng gặp khó khăn hơn.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Đun sôi nước như Bài I.8 đến khi nước trong bình chỉ còn khoảng một nửa thì người ta đổ thêm 0,5 lít nước vẫn được sử dụng làm nước đá (tương đương 0,5 kg nước) ở nhiệt độ 25 °C vào bình rồi đậy nắp lại và không thay đổi công suất đun. Vẫn coi hiệu suất đun nước bằng 88% thì sau bao lâu nước trong bình sẽ sôi trở lại?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Đun sôi nước như Bài I.8 đến khi nước trong bình chỉ còn khoảng một nửa thì người ta đổ thêm 0,5 lít nước vẫn được sử dụng làm nước đá (tương đương 0,5 kg nước) ở nhiệt độ 25 °C vào bình rồi đậy nắp lại và không thay đổi công suất đun. Vẫn coi hiệu suất đun nước bằng 88% thì sau bao lâu nước trong bình sẽ sôi trở lại?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Hãy dựa vào sơ đồ kiến thức Chương II (Hình II.1) để trình bày tóm tắt bằng lời về cấu trúc và nội dung cơ bản của Chương II.

Hãy dựa vào sơ đồ kiến thức Chương II (Hình II.1) để trình bày tóm tắt bằng lời về cấu trúc và nội dung cơ bản (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Quan niệm nào sau đây của thuyết động học phân tử chất khí không làm cho các định luật về chất khí của thuyết này chỉ là các định luật gần đúng?

  • (A) Coi phân tử là hạt cơ bản.
  • (B) Dùng các định luật cơ học Newton.
  • (C) Bỏ qua thể tích riêng của các phân tử khí.
  • (D) Coi các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Biểu thức nào sau đây về chất khí không được rút ra từ thí nghiệm?

  • (A)  V=V01+αt
  • (B) VT=hằng số.
  • (C) p=mVv2¯.
  • (D) pV =   hằng số.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Biểu thức nào sau đây về chất khí được xây dựng dựa trên thí nghiệm kết hợp với lí thuyết?

  • (A) pT=hằng số.
  • (B)  pV=nRT.
  • (C)  p=V01+αt
  • (D)  E¯d=32kT.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Bốn bình có dung tích giống nhau đựng các chất khí khác nhau ở cùng nhiệt độ. Bình nào chịu áp suất khí lớn nhất?

  • (A) Bình chứa 4 g khí hydrogen.
  • (B) Bình chứa 22 g khí carbon dioxide.
  • (C) Bình chứa 7 g khí nitrogen.
  • (D) Bình chứa 4 g khí oxygen.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Một quả cầu có thể tích 0,1 m3 làm bằng giấy có một lỗ hổng ở dưới để qua đó có thể làm nóng không khí trong quả cầu lên tới 340 K. Biết nhiệt độ của không khí bên ngoài quả cầu là 290 K và áp suất không khí bên trong và bên ngoài quả cầu là 100 kPa.

Vỏ quả cầu phải có khối lượng tối đa là bao nhiêu để quả cầu có thể bay lên? Coi không khí là khối khí đồng nhất có khối lượng riêng là 1,29 kg/m3 ở điều kiện chuẩn.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Một khí cầu có thể tích 336 m3 và khối lượng vỏ 84 kg được bơm không khí nóng tới áp suất bằng áp suất không khí bên ngoài. Không khí nóng phải có nhiệt độ bằng bao nhiêu để khí cầu có thể bắt đầu bay lên. Biết không khí bên ngoài có nhiệt độ 37 °C, áp suất 1 atm và khối lượng mol là 29.10-3 kg/mol.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Một quả bóng thám không có dung tích không đổi 1 200 lít. Vỏ bóng có khối lượng 1 kg. Bóng được bơm khí hydrogen ở áp suất bằng áp suất khí quyển tại mặt đất (1,013.105 Pa) và nhiệt độ 27 °C.

a) Tính lực làm quả bóng rời khỏi mặt đất.

b) Bóng lên tới độ cao h thì dừng lại, tại đó nhiệt độ của khí quyển là 7 °C. Tính áp suất của khí quyển tại độ cao này.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

Một vận động viên leo núi cần hít vào 2 g không khí ở điều kiện chuẩn trong mỗi nhịp thở. Hỏi ở trên núi cao khi không khí có áp suất và nhiệt độ tương ứng là 79,8 kPa và -13 °C thì thể tích không khí người đó phải hít vào trong mỗi nhịp thở bằng bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của không khí ở điều kiện chuẩn là 1,29 kg/m3 và coi khối lượng không khí hít vào trong mỗi nhịp thở là bằng nhau.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:

Một bình đựng 10 lít khí hydrogen ở áp suất 50 atm và nhiệt độ 7 °C. Do nắp bình không được vặn thật kín nên khi nhiệt độ của bình bị tăng thêm 10 °C thì tuy có một lượng khí thoát ra ngoài nhưng áp suất khí trong bình vẫn không đổi. Tính khối lượng khí thoát ra ngoài.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 23:

Một bình thể tích V chứa 1 mol khí lí tưởng Hình 13.2. Van bảo hiểm của bình là một xi lanh, thể tích không đáng kể so với thể tích bình, có pit-tông diện tích S, giữ bằng lò xo có độ cứng k. Khi nhiệt độ của khí là T1 thì pit-tông ở cách lỗ thoát khí một khoảng l. Hỏi nhiệt độ của khí tăng tới nhiệt độ T2 nào thì khí thoát ra ngoài? Biết lực đàn hồi của lò xo được xác định bằng công thức: Fdh=kl

(Theo đề thi học sinh giỏi quốc gia năm 1986)

Một bình thể tích V chứa 1 mol khí lí tưởng Hình 13.2. Van bảo hiểm của bình là một xi lanh, thể tích (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 24:

Khối lượng riêng của hỗn hợp khí nitrogen và hydrogen ở nhiệt độ t = 37°C và áp suất p = 1,96.105 Pa là D = 0,30 kg/m3. Hãy tìm mật độ phân tử h1h2 của hai khí trên. Biết khối lượng mol của nitrogen và hydrogen là: M1 = 0,028 kg/mol và M2 = 0,002 kg/mol.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 25:

Hãy biểu diễn lực nam châm tác dụng lên đoạn dây dẫn nằm ngang trong các trường hợp ở Hình III.1.

Hãy biểu diễn lực nam châm tác dụng lên đoạn dây dẫn nằm ngang trong các trường hợp ở Hình III.1. (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 26:

Biểu diễn đường sức từ và từ đó lí giải kết quả thí nghiệm xác định lực tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện đặt song song cạnh nhau (Hình III.2) trong hai trường hợp:

Biểu diễn đường sức từ và từ đó lí giải kết quả thí nghiệm xác định lực tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng (ảnh 1)

a) Dòng điện trong hai dây cùng chiều

b) Dòng điện trong hai dây ngược chiều

👉 Xem giải chi tiết

Câu 27:

Hình III.3 mô tả sơ đồ nguyên lí hoạt động của ampe kế khung quay.

Nhận định dưới đây là đúng hay sai?

Hình III.3 mô tả sơ đồ nguyên lí hoạt động của ampe kế khung quay.  Nhận định dưới đây là đúng hay sai? (ảnh 1)

Nhận định

Đúng

Sai

A. Khi cường độ dòng điện trong khung dây tăng, góc lệch của kim chỉ so với vị trí ban đầu cũng tăng.

 

 

B. Khi có dòng điện chạy qua khung dây, khung dây sẽ quay tròn.

 

 

C. Nếu đổi chiều dòng điện trong khung dây, chiều của kim chỉ cũng sẽ đổi chiều.

 

 

D. Nếu tăng số vòng trong khung dây, với cùng cường độ dòng điện chạy qua, độ lệch của kim chỉ sẽ nhỏ hơn.

 

 

E. Lò xo xoắn có vai trò tạo ra moment lực cân bằng với moment lực của lực từ.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 28:

Trường hợp nào trong Hình III.4 sẽ có suất điện động cảm ứng moment khung dây.

Trường hợp nào trong Hình III.4 sẽ có suất điện động cảm ứng moment khung dây. (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 29:

Cho sơ đồ máy biến thế như Hình III.5. Phát biểu dưới đây là đúng hay sai?

Cho sơ đồ máy biến thế như Hình III.5. Phát biểu dưới đây là đúng hay sai? (ảnh 1)

A. U1 = 5U2.                 

B. I1 = 5I2.

C. Nếu đặt vào cuộn dây 1 của máy biến áp một hiệu điện thế không đổi U1 = 9 V thì hiệu điện thế U2 = 0.

D. Nếu đặt vào một trong hai cuộn dây một hiệu điện thế xoay chiều thì trong lõi sắt của máy biến thế sẽ có dòng điện.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 30:

Hình III.6 là sơ đồ cấu tạo của ba loại máy biến áp do một bạn học sinh tự chế. Nhận định dưới đây đúng hay sai?

Hình III.6 là sơ đồ cấu tạo của ba loại máy biến áp do một bạn học sinh tự chế. Nhận định dưới đây (ảnh 1)


A. Máy biến thế chữ I không hoạt động.

B. Máy biến thế chữ U không hoạt động.

C. Cả ba máy biến thế đều hoạt động.

D. Máy biến thế chữ O hoạt động hiệu quả hơn máy biến thế chữ I và chữ U.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 31:

Cho dòng điện chạy trong khung dây đặt vuông góc với vectơ cảm ứng từ của từ trường đều như Hình III.7. Độ lớn cảm ứng từ là 0,2 T.

Tính lực từ tác dụng lên khung dây trong mỗi trường hợp biết I = 0,5 A và l1 = 10 cm và l2 = 20 cm.

Cho dòng điện chạy trong khung dây đặt vuông góc với vectơ cảm ứng từ của từ trường đều như Hình III.7 (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 32:

Trên hai ray kim loại cố định, cách nhau d = 5,0 cm có một thanh kim loại có độ dài l = 7,0 cm, khối lượng m = 100 g có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng ngang Hình III.8.

Tính gia tốc của thanh kim loại nếu cho dòng điện I = 10 A chạy qua và đặt chúng trong từ trường đều có độ lớn B = 1,5 T.

Trên hai ray kim loại cố định, cách nhau d = 5,0 cm có một thanh kim loại có độ dài l = 7,0 cm, khối lượng m = 100 (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 33:

Trong hạt nhân

A. có ba loại hạt là nucleon, proton và neutron.

B. có ba loại hạt là neutron, proton và electron.

C. có proton và neutron.

D. chỉ có neutron.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 34:

Tìm câu sai. Kí hiệu n là neutron, và p là proton. Trong hạt nhân có thể có trường hợp:

A. số n > số p.                                               

B. số p > số n.

C. khi số n = 1 thì số p = 0.                              

D. khi số p = 1 thì số n = 0.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 35:

Trong hạt nhân C614 có

A. 6 proton và 8 electron.                                

B. 6 proton và 8 neutron.

C. 6 proton và 14 electron.                              

D. 6 electron và 8 neutron.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 36:

Hai hạt nhân có tỉ số số khối là 8 và 27. Tỉ số hai bán kính của chúng là:

A. 23                             

B. 827                           

C. 415                            

D. 49

👉 Xem giải chi tiết

Câu 37:

Thể tích nhỏ nhất có thể có của các hạt nhân là

A. 1,72.10-30 m3.           

B. 7,23.10-15 m3                      

C. 1, 23.10-30 m3.           

D. 7,23.10-45 m3.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 38:

Năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân là năng lượng liên kết

A. tính riêng cho hạt nhân so với hạt nhân khác.

B. tính cho một nucleon trong hạt nhân.

C. của hai nucleon khác loại trong hạt nhân.

D. của hai nucleon cùng loại trong hạt nhân.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 39:

Phóng xạ là quá trình:

A. hạt nhân phóng ra ra các hạt a, b-, b+ khi bị bắn phá bằng các hạt nhân khác.

B. hạt nhân tự phát ra các hạt a, b-, b+ và không biến đổi gì.

C. hạt nhân tự phát ra các hạt a, b-, b+ và biến đổi thành một hạt nhân khác.

D. hạt nhân phát ra các bức xạ điện từ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 40:

Trong một phản ứng phóng xạ, khi có tia α thì cũng có thể có:

A. tia b-.                       

B. tia b+.                       

C. tia g (gamma).           

D. các tia g, b-, b+ .

👉 Xem giải chi tiết

Câu 41:

Khảo sát một bình ion hoá có cấu tạo là bình khí đơn phân tử và hai điện cực kim loại được đặt hiệu điện thế 2 kV. Khi khối khí này bị ion hoá nhờ tác dụng của tia phóng xạ thì sẽ có dòng điện chạy qua khối khí. Để đo dòng điện rất nhỏ này người ta dùng một ampe kế rất nhạy (Hình IV.1).

Khảo sát một bình ion hoá có cấu tạo là bình khí đơn phân tử và hai điện cực kim loại được đặt hiệu điện (ảnh 1)

a) Vẽ đồ thị biểu diễn độ phóng xạ mẫu 220Rn trong bình theo thời gian, biết rằng độ phóng xạ tài thời điểm ban đầu là H0.

b) Xác định chu kì bán rã của 220Rn.

c) Để dòng điện đủ lớn như trong thí nghiệm cần tối thiểu 1 mL lượng khí 220Rn ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy ước tính khối lượng tối thiểu của bình từ chất phóng xạ 228Th để duy trì độ phóng xạ không đổi của 220Rn trước khi làm thí nghiệm. Biết rằng:

228Th phân rã a với chu kì bán rã 1,9 năm thành 224Ra.

224Ra phân rã a với chu kì bán rã 3,6 ngày thành 220Rn.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 42:

Hoàn thành các phương trình phản ứng hạt nhân sau:

a) N714+H24eO817+?

b) B49e+H24eC612+?

c) C2964ue10+?                                             

d) H13H23+?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 43:

Cho các hạt nhân: A1327l;P82206b. Biết mAl = 26,98153 amu; mPb = 205,9745 amu; mp = 1,00728 amu; mn = 1,00866 amu; 1 amu = 931,5 MeV/c2.

a) Tính độ hụt khối của mỗi hạt nhân.

b) Tính năng lượng liên kết riêng của mỗi hạt nhân và cho biết hạt nhân nào bền vững hơn.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 44:

Một phòng thí nghiệm ban đầu mua về một mẫu phóng xạ nguyên chất có khối lượng m0. Chu kì bán rã của mẫu chất đó là 3 465 giây.

a) Tính hằng số phóng xạ của mẫu chất phóng xạ đó.

b) Sau bao lâu (tính từ lúc mua) thì 75% chất đó đã biến thành chất khác.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 45:

Một mẫu chất phóng xạ, có chu kì bán rã 2 ngày, gồm 6,4.1011 hạt nhân nguyên tử. Một mẫu chất phóng xạ khác, có chu kì bán rã 3 ngày, gồm 8.1010 hạt nhân nguyên tử. Sau bao nhiêu ngày số hạt nhân nguyên tử chưa phóng xạ của hai mẫu đó bằng nhau?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 46:

238U phân rã thành 206Pb với chu kì bán rã 4,47.109 năm. Một khối đá được phát hiện chứa 46,97 mg 238U và 23,15 mg 206Pb. Giả sử khối đá khi mới hình thành không chứa nguyên tố chì và tất cả lượng chì có mặt trong đó đều là sản phẩm phân rã của 238U. Tuổi của khối đá đó hiện nay là bao nhiêu?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 47:
Khi cây còn sống, tỉ lệ hai đồng vị 12C và 14C trong nó và trong khí quyển là như nhau. Khi chết, 14C có trong cây bị phân rã. Chu kì bán rã của 14C là 5 730 năm. So sánh sự phóng xạ b- của một mẫu gỗ cổ với một mẫu gỗ tương tự còn sống, cả hai cùng chứa một lượng 14C người ta thấy số hạt 14C có trong mẫu gỗ cổ ít hơn 3 lần so với mẫu gỗ tương đương còn đang sống. Xác định tuổi của mẫu gỗ cổ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 48:

Tiêm 10 cm3 dung dịch chứa đồng vị phóng xạ 24Na với nồng độ 10-3 mol/L vào tĩnh mạch của người. Sau 6 giờ lấy 10 cm3 máu của người đó thì thấy có 1,5.10-8 mol 24Na trong đó. Tính thể tích V của máu có trong người. Cho chu kì bán rã của 24Na là 15 h.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 49:

Giả sử quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima có chứa 100 kg quặng uranium trong đó U92235 chiếm 25%. Nếu trung bình mỗi phân hạch của U92235 giải phóng 200 MeV thì năng lượng giải phóng của vụ nổ tương đương bao nhiêu số điện? Lấy khối lượng 1 mol U92235 bằng 235 g.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 50:

Một nhà máy điện nguyên tử tiêu thụ trung bình 58,75 g U92235 mỗi ngày. Biết hiệu suất của nhà máy là 25%; mỗi hạt nhân nguyên tử phân hạch giải phóng 200 MeV.

a) Hãy tính công suất phát điện của nhà máy.

b) Giả thiết sau mỗi phân hạch trung bình có 2,5 neutron được giải phóng thì sau một ngày số neutron thu được trong lò phản ứng là bao nhiêu?

Cho: NA = 6,023.1023 hạt/mol; 1 MeV = 1,6.10-13 J.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO giai sbt vat li 12 ket noi tri thuc bai tap cuoi chuong i

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT NỔI BẬT