Tổng hợp bài tập quãng đường đi được & độ dịch chuyển, có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

Tổng hợp bài tập quãng đường đi được & độ dịch chuyển, có đáp án. Có đáp án chi tiết, trắc nghiệm, tự luận
Để download tài liệu Tổng hợp bài tập quãng đường đi được & độ dịch chuyển, có đáp án các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Thư viện ôn tập kiến thức vật lý 10

📅 Ngày tải lên: 07/11/2024

📥 Tên file: Tong hop bai tap quang duong di duoc & do dich chuyen, co dap an-56170-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: quang duong di duoc


Tổng hợp bài tập quãng đường đi được & độ dịch chuyển, có đáp án

Câu 1:

Vật nào sau đây được coi là chất điểm?

  • (A) Một xe máy đi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội.
  • (B) Một xe ô tô khách loại 45 chỗ ngồi chuyển động từ giữa sân trường ra cổng trường.
  • (C) Một bạn học sinh đi từ nhà ra cổng.
  • (D) Một bạn học sinh đi từ cuối lớp lên bục giảng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật là chất điểm?

  • (A) Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
  • (B) Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
  • (C) Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.
  • (D) Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

‘‘Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10 km”. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì?

  • (A) Vật làm mốc.
  • (B) Mốc thời gian.
  • (C) Thước đo và đồng hồ.
  • (D) Chiều dương trên đường đi.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Hệ quy chiếu bao gồm các yếu tố nào sau đây?

  • (A) Hệ tọa độ kết hợp với mốc thời gian và đồng hồ đo thời gian.
  • (B) Hệ tọa độ, đồng hồ đo.
  • (C) Hệ tọa độ, thước đo.
  • (D) Mốc thời gian và đồng hồ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Độ dịch chuyển của vật là gì?

  • (A) Là đại lượng cho biết độ dài quỹ đạo chuyển động.
  • (B) Là đại lượng vecto.
  • (C) Là đại lượng vừa cho biết khoảng cách dịch chuyển, vừa cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật.
  • (D) Cả đáp án B và

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động

  • (A) bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều.
  • (B) luôn luôn bằng nhau trong mọi trường hợp.
  • (C) quãng đường chính là độ lớn của độ dịch chuyển.
  • (D) khi vật chuyển động thẳng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A là nhà, B là siêu thị và C là trạm xăng. Cho AB = 300 m, BC = 200 m. Một người xuất phát từ nhà qua siêu thị đến trạm xăng rồi quay lại siêu thị và dừng lại ở đây. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả quá trình chuyển động?

  • (A) s = 500 m và d = 200 m.
  • (B) s = 700 m và d = 300 m.
  • (C) s = 300 m và d = 200 m.
  • (D) s = 200 m và d = 300 m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu?

  • (A) s = 500 m và d = 500 m.
  • (B) s = 200 m và d = 200 m.
  • (C) s = 500 m và d = 200 m.
  • (D) s = 200 m và d = 300 m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 4 km rồi quay sang hướng đông 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp của ô tô.

  • (A) s = 13 km, d = 5 km.
  • (B) s = 13 km, d = 13 km.
  • (C) s = 13 km, d = 3 km.
  • (D) s = 13 km, d = 9 km.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy hướng từ Bắc đến Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đên bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Xác định độ lớn độ dịch chuyển của người đó.

  • (A) 50 m.
  • (B) 502m.
  • (C) 100 m.
  • (D) không đủ dữ kiện để tính.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.

  • (A) d = 200m.
  • (B) d = 200m.
  • (C) d = 200m.
  • (D) d = 300m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Chọn đáp án đúng

  • (A) độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ có gốc tại vị trí ban đầu, hướng từ vị trí đầu đến vị trí cuối, độ lớn bằng khoảng cách giữa vị trí đầu và vị trí cuối.
  • (B) độ dịch chuyển là đại lượng có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng không.
  • (C) C . độ dịch chuyển được xác định bằng độ biến thiên tọa độ của vật d=x2x1=Δx.
  • (D) tất cả các đáp án trên đều đúng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Một người lái mô tô đi thẳng 3 km theo hướng tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 2 km rồi quay sang hướng đông 3 km. Xác định độ dịch chuyển của người đó?

  • (A) 6 km.
  • (B) 2 km.
  • (C) 8 km.
  • (D) 3 km.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A đi đến tỉnh B, rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Xe này đã dịch chuyển, so với vị trí xuất phát một đoạn bằng bao nhiêu?

  • (A) 0
  • (B) AB
  • (C) 2AB
  • (D) AB2.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Một ô tô chuyển động trên đường thẳng. Tại thời điểm t1, ô tô ở cách vị trí xuất phát 5 km. Tại thời điểm t2, ô tô cách vị trí xuất phát 12 km. Từ t1 đến t2, độ dịch chuyển của ô tô đã thay đổi một đoạn bằng bao nhiêu?

  • (A) 17 km.
  • (B) -7 km.
  • (C) 7 km.
  • (D) -17 km.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Phát biểu: “Con tàu đã đi 200 km theo hướng đông nam” nói về đại lượng nào?

  • (A) Vận tốc.
  • (B) Quãng đường.
  • (C) Tốc độ.
  • (D) Độ dịch chuyển.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Độ dịch chuyển là một đại lượng:

  • (A) Vô hướng, có thể âm.
  • (B) Vô hướng, bằng 0 hoặc luôn dương.
  • (C) Vectơ vì vừa có hướng xác định và vừa có độ lớn.
  • (D) Vectơ vì có hướng xác định.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Một xe máy chuyển động trên đường thẳng theo hướng từ Đông sang Tây. Sau một khoảng thời gian t1 là 20 phút, xe máy cách vị trí xuất phát 15 km. Tiếp sau đó một khoảng thời gian t2 là 30 phút, xe máy cách vị trí xuất phát là 35 km. Độ dịch chuyển của xe máy từ thời điểm t1 đến t2:

  • (A) 15 km .
  • (B) 20 km.
  • (C) 30 km .
  • (D) 35 km.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Một người đi từ nhà tới cơ quan cách nhà 4 km. Trước đó người này đi theo hướng ngược lại 200 m để mua đồ ăn sáng. Cho rằng cả ba địa điểm này đều nằm trên một đường thẳng. Độ dịch chuyển của người đó khi đi từ nhà tới cơ quan là:

  • (A) 4 km.
  • (B) 4,2 km.
  • (C) 3,8 km.
  • (D) Chưa đủ căn cứ để kết luận.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C. Hỏi độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu?

  • (A) d = 500 m.
  • (B) d = 200 m.
  • (C) d = 200 m.
  • (D) d = 300 m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 4 km rồi quay sang hướng đông 3 km. Xác định độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp của ô tô.

  • (A) d = 5 km.
  • (B) d = 13 km.
  • (C) d = 3 km.
  • (D) d = 9 km.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:

Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy hướng từ Bắc đến Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đên bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Xác định độ lớn độ dịch chuyển của người đó.

  • (A) 50 m.
  • (B)   502m.
  • (C) 100 m.
  • (D) không đủ dữ kiện để tính

👉 Xem giải chi tiết

Câu 23:

Hai người đi xe đạp từ A đến C. Người thứ nhất đi theo đường từ A đến B, rồi từ B đến C. Người thứ hai đi thẳng từ A đến C. Cả hai đều về đích một lúc.

Hai người đi xe đạp từ A đến C. Người thứ nhất đi theo đường từ A đến B, rồi từ B đến C. Người thứ hai đi thẳng từ A đến C (ảnh 1)

   

Độ dịch chuyển của người thứ nhất là:

  • (A) 2 km.
  • (B) 2,8 km.
  • (C) 4 km.
  • (D) 6 km.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 24:

Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của một vật được vẽ ở hình dưới. Xác định quãng đường đi được của xe sau 10 giây chuyển động

Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của một vật được vẽ ở hình dưới. Xác định quãng đường đi được của xe sau  (ảnh 1)
  • (A) 4 m.
  • (B) 5 m.
  • (C) 9 m.
  • (D) 1 m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 25:

Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải của độ dịch chuyển?

  • (A) Có phương và chiều xác định.
  • (B) Có đơn vị đo là mét.
  • (C) Không thể có độ lớn bằng 0.
  • (D) Có thể có độ lớn bằng 0.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 26:

Bạn Nam đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng, tới siêu thị mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi xe đến trường. Chọn hệ tọa độ có gốc tại vị trí nhà bạn Nam, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn Nam tới trường.

 Media VietJack

Quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn Nam khi đi từ trạm xăng tới siêu thị?

  • (A) Độ dịch chuyển là 400 m, quãng đường đi được là 400 m.
  • (B) Độ dịch chuyển là 800 m, quãng đường đi được là 400 m.
  • (C) Độ dịch chuyển là 800 m, quãng đường đi được là 800 m.
  • (D) Độ dịch chuyển là 200 m, quãng đường đi được là 400 m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 27:

Một người đi thang máy từ tầng G xuống tầng hầm cách tầng G 5 m, rồi lên tới tầng cao nhất của toà nhà cách tầng G 50 m. Tính độ dịch chuyển và quãng đường đi được của người đó khi đi từ tầng G xuống tầng hầm.

  • (A) Quãng đường s = 50 m; độ dịch chuyển d = 5 m (xuống dưới).
  • (B) Quãng đường s = 5 m; độ dịch chuyển d = 5 m (lên trên).
  • (C) Quãng đường s = 45 m; độ dịch chuyển d = -5 m (xuống dưới).
  • (D) Quãng đường s = 5 m; độ dịch chuyển d = 5 m (xuống dưới).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 28:

Một người đi thang máy từ tầng G xuống tầng hầm cách tầng G 5 m, rồi lên tới tầng cao nhất của toà nhà cách tầng G 50 m. Tính độ dịch chuyển và quãng đường đi được của người đó khi đi từ tầng hầm lên tầng cao nhất.

  • (A) Quãng đường s = 55 m; độ dịch chuyển d = 55 m (lên trên).
  • (B) Quãng đường s = 50 m; độ dịch chuyển d = 50 m (lên trên).
  • (C) Quãng đường s = 55 m; độ dịch chuyển d = - 55 m (lên trên).
  • (D) Quãng đường s = 50 m; độ dịch chuyển d = 55 m (xuống dưới).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 29:

Một người đi thang máy từ tầng G xuống tầng hầm cách tầng G 5 m, rồi lên tới tầng cao nhất của toà nhà cách tầng G 50 m. Tính độ dịch chuyển và quãng đường đi được của người đó trong cả chuyến đi.

  • (A) Quãng đường s = 60 m; độ dịch chuyển d = 50 m (xuống dưới).
  • (B) Quãng đường s = 50 m; độ dịch chuyển d = 60 m (xuống dưới).
  • (C) Quãng đường s = 60 m; độ dịch chuyển d = 50 m (lên trên).
  • (D) Quãng đường s = 50 m; độ dịch chuyển d = 60 m (lên trên).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 30:

Một ô tô đi tới điểm O của một ngã tư đường có 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc với tốc độ không đổi 36 km/h. Nếu ô tô đi tiếp thì sau 10 s:

a) Quãng đường đi tiếp của ô tô là bao nhiêu mét?

b) Vị trí của ô tô ở điểm nào trên hình vẽ?

Một ô tô đi tới điểm O của một ngã tư đường có 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc với tốc độ không đổi 36 km/h. Nếu ô tô đi tiếp thì sau 10 s: a) Quãng đường đi tiếp của ô tô là bao nhiêu mét? b) Vị trí của ô tô ở điểm nào trên hình vẽ? (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 31:

Hãy dùng bản đồ Việt Nam và hệ tọa độ địa lí, xác định vị trí của thành phố Hải Phòng so với vị trí của Thủ đô Hà Nội.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 32:

Xác định vị trí của vật A trên trục Ox vẽ ở Hình 4.3 tại thời điểm 11 h. Biết vật chuyển động thẳng, mỗi giờ đi được 40 km.

Xác định vị trí của vật A trên trục Ox vẽ ở Hình 4.3 tại thời điểm 11 h. Biết vật chuyển động thẳng, mỗi giờ đi được 40 km. (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 33:

Hãy xác định các độ dịch chuyển mô tả ở Hình 4.5 trong tọa độ địa lí.

Hãy xác định các độ dịch chuyển mô tả ở Hình 4.5 trong tọa độ địa lí. (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 34:

Hãy so sánh độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của ba chuyển động ở Hình 4.6.

Hãy so sánh độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của ba chuyển động ở Hình 4.6. (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 35:
Theo em, khi nào độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 36:

Bạn A đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng, tới siêu thị mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi xe đến trường (Hình 4.7).

Bạn A đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng, tới siêu thị mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi xe đến trường (Hình 4.7).   1. Chọn hệ tọa độ có gốc là vị trí nhà bạn A, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn A tới trường. a) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A khi đi từ trạm xăng tới siêu thị. b) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A trong cả chuyến đi trên. 2. Vẽ bảng 4.1 vào vở và ghi kết quả tính được ở câu 1 vào các ô trống thích hợp.     (ảnh 1)

1. Chọn hệ tọa độ có gốc là vị trí nhà bạn A, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn A tới trường.

a) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A khi đi từ trạm xăng tới siêu thị.

b) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A trong cả chuyến đi trên.

2. Vẽ bảng 4.1 vào vở và ghi kết quả tính được ở câu 1 vào các ô trống thích hợp.

Bạn A đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng, tới siêu thị mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi xe đến trường (Hình 4.7).   1. Chọn hệ tọa độ có gốc là vị trí nhà bạn A, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn A tới trường. a) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A khi đi từ trạm xăng tới siêu thị. b) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A trong cả chuyến đi trên. 2. Vẽ bảng 4.1 vào vở và ghi kết quả tính được ở câu 1 vào các ô trống thích hợp.     (ảnh 2)

3. Hãy dựa vào bảng kết quả trên để kiểm tra dự đoán của em trong câu hỏi 2 cuối trang 23 là đúng hay sai.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 37:

Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng Nam 4 km rồi quay sang hướng Đông đi 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ô tô.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 38:

Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đến bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Xác định độ dịch chuyển của người đó.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 39:

Xác định được vị trí của một địa điểm trên bản đồ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 40:
Hãy tính quãng đường đi được, độ dịch chuyển, tốc độ, vận tốc của bạn A khi đi từ nhà đến trường và khi đi từ trường đến siêu thị (Hình 7.1). Coi chuyển động của bạn A là chuyển động đều và biết cứ 100 m bạn A đi hết 25 s.
Hãy tính quãng đường đi được, độ dịch chuyển, tốc độ, vận tốc của bạn A khi đi từ nhà đến trường và khi đi từ trường đến siêu thị (Hình 7.1). Coi chuyển động của bạn A là chuyển động đều và biết cứ 100 m bạn A đi hết 25 s. (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 41:

Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của một xe ô tô đồ chơi điều khiển từ xa được vẽ ở Hình 7.4.

Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của một xe ô tô đồ chơi điều khiển từ xa được vẽ ở Hình 7.4.   a) Mô tả chuyển động của xe. b) Xác định vị trí của xe so với điểm xuất phát của xe ở giây thứ 2, giây thứ 4, giây thứ 8 và giây thứ 10. c) Xác định tốc độ và vận tốc của xe trong 2 giây đầu, từ giây 2 đến giây 4 và từ giây 4 đến giây 8. d) Xác định quãng đường đi được  (ảnh 1)

a) Mô tả chuyển động của xe.

b) Xác định vị trí của xe so với điểm xuất phát của xe ở giây thứ 2, giây thứ 4, giây thứ 8 và giây thứ 10.

c) Xác định tốc độ và vận tốc của xe trong 2 giây đầu, từ giây 2 đến giây 4 và từ giây 4 đến giây 8.

d) Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của xe sau 10 giây chuyển động. Tại sao giá trị của chúng không giống nhau?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 42:

Đồ thị vận tốc – thời gian ở Hình 9.5 mô tả chuyển động của một chú chó con đang chạy trong ngõ thẳng và hẹp.

a) Hãy mô tả chuyển động của chú chó.

b) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của chú chó sau 2s; 4s; 7s và 10s bằng đồ thị và bằng công thức.

  Đồ thị vận tốc – thời gian ở Hình 9.5 mô tả chuyển động của một chú chó con đang chạy trong ngõ thẳng và hẹp. a) Hãy mô tả chuyển động của chú chó. b) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của chú chó sau 2s; 4s; 7s và 10s bằng đồ thị và bằng công thức. (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 43:
 Tại sao độ dịch chuyển và quãng đường đi được trong sự rơi tự do có cùng độ lớn?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 44:

Tính quãng đường đi được khi vật chuyển động tròn có độ dịch chuyển góc 1 rad, biết bán kính đường tròn là 2 m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 45:

Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải của độ dịch chuyển?

  • (A) Có phương và chiều xác định.
  • (B) Có đơn vị đo là mét.
  • (C) Không thể có độ lớn bằng 0.
  • (D) Có thể có độ lớn bằng 0.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 46:

Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật

  • (A) chuyển động tròn.
  • (B) chuyển động thẳng và không đổi chiều.
  • (C) chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần.
  • (D) chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 47:

Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6 km về phía đông. Đến bến xe, người đó lên xe bus đi tiếp 20 km về phía bắc.

Tính quãng đường đi được trong cả chuyến đi.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 48:

Xác định độ dịch chuyển tổng hợp của người đó.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 49:

Hai anh em bơi trong bể bơi thiếu niên có chiều dài 25 m. Hai anh em xuất phát từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi thì người em dừng lại nghỉ, còn người anh quay lại bơi tiếp về đầu bể mới nghỉ.

Tính quãng đường bơi được và độ dịch chuyển của hai anh em.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 50:

Từ bài tập này, hãy cho biết sự khác nhau giữa quãng đường đi được và độ dịch chuyển.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 51:

Biết d1 là độ dịch chuyển 10 m về phía đông còn d2 là độ dịch chuyển 6 m về phía tây. Hãy xác định độ dịch chuyển tổng hợp d trong 2 trường hợp sau:

 d=d1+d2

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 52:

d=d1+3d2

👉 Xem giải chi tiết

Câu 53:

Biết d1 là độ dịch chuyển 3 m về phía đông còn d2 là độ dịch chuyển 4 m về phía bắc.

Hãy vẽ các vectơ độ dịch chuyển d1,d2và vectơ độ dịch chuyển tổng hợp d.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 54:

Hãy xác định độ lớn, phương và chiều của độ dịch chuyển d.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 55:

Em của An chơi trò chơi tìm kho báu ở ngoài vườn với các bạn của mình. Em của An giấu kho báu của mình là một chiếc vòng nhựa vào trong một chiếc giày rồi viết mật thư tìm kho báu như sau: Bắt đầu từ gốc cây ổi, đi 10 bước về phía bắc, sau đó đi 4 bước về phía tây, 15 bước về phía nam, 5 bước về phía đông và 5 bước về phía bắc là tới chỗ giấu kho báu.

Hãy tính quãng đường phải đi (theo bước) để tìm ra kho báu.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 56:

Kho báu được giấu ở vị trí nào?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 57:

Tính độ dịch chuyển (theo bước) để tìm ra kho báu.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 58:

Một người đi thang máy từ tầng G xuống tầng hầm cách tầng G 5 m, rồi lên tới tầng cao nhất của toà nhà cách tầng G 50 m. Tính độ dịch chuyển và quãng đường đi được của người đó:

Khi đi từ tầng G xuống tầng hầm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 59:

Khi đi từ tầng hầm lên tầng cao nhất.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 60:

Trong cả chuyến đi.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 61:

Một người bơi từ bờ này sang bờ kia của một con sông rộng 50 m theo hướng vuông góc với bờ sông. Do nước sông chảy mạnh nên quãng đường người đó bơi gấp 2 lần so với khi bơi trong bể bơi.

Hãy xác định độ dịch chuyển của người này khi bơi sang bờ sông bên kia.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 62:

Vị trí điểm tới cách điểm đối diện với điểm khởi hành của người bơi là bao nhiêu mét?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 63:

Câu 19.1 SBT Vật lí 11 trang 38. Công của lực điện trong dịch chuyển của một điện tích trong điện trường đều được tính bằng công thức: A =qEd, trong đó:

A. d là quãng đường đi được của điện tích q.

B. d là độ dịch chuyển của điện tích q.

C. d là hình chiếu của độ dịch chuyển trên phương vuông góc với đường sức điện trường.

D. d là hình chiếu của độ dịch chuyển trên phương song song với đường sức điện trường.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 64:

Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của một vật được vẽ ở hình dưới. Xác định quãng đường đi được của xe sau 10 giây chuyển động

Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian trong chuyển động thẳng của một vật được vẽ ở hình (ảnh 1)

  • (A) 4 m.
  • (B) 5 m.
  • (C) 9 m.
  • (D) 1 m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 65:

Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của hai xe trong tình huống 1 (Hình 4.4a) và vận động viên trong tình huống 2 (Hình 4.4b).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 66:

Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng Nam 4 km rồi quay sang hướng Đông đi 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ô tô.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO quang duong di duoc

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Thư viện ôn tập kiến thức vật lý 10

BÀI VIẾT NỔI BẬT