Hiệp Khách Quậy Nhắc tới năng lượng mặt trời là người ta nghĩ ngay đến những tấm quang điện sáng choang gắn trên mái nhà và phát ra vừa đủ điện năng để chạy một cái lò nướng bánh. Nhưng tương lai của điện mặt trời có thể sáng sủa hơn nhiều lắm. Xin mời đọc tiếp.
Nhắc tới năng lượng mặt trời là người ta nghĩ ngay đến những tấm quang điện sáng choang gắn trên mái nhà và phát ra vừa đủ điện năng để chạy một cái lò nướng bánh. Nhưng tương lai của điện mặt trời có thể sáng sủa hơn nhiều lắm.
Nhà máy đầu tiên sản sinh 11 megawatt điện năng; nhà máy mới (trái) sẽ sản sinh tới 20 megawatt. Mỗi chiếc kính định nhật sẽ dõi theo mặt trời trên hai trục và tập trung bức xạ lên trên một thiết bị nhận đặt phía trên của tòa tháp cao 531 ft.
Thật ra có hai nhà máy điện mặt trời trong bức ảnh trên, phân bố xung quanh hai tòa tháp.
Nhà máy lớn hơn ở bên trái, gọi là PS20 do công ti Solucar của Tây Ban Nha sở hữu, vẫn đang trong quá trình xây dựng; nhà máy nhỏ hơn ở bên phải, PS10, đã và đang đóng góp sản lượng điện vào lưới điện địa phương.
Cả hai nhà máy hoạt động bằng cách chiếu ánh sáng mặt trời rực rỡ xứ Seville (một trong những nơi nóng nhất thuộc miền trung châu Âu) thành một chùm nhiệt nóng bỏng làm sôi nước qua một cửa sổ thạch anh, phát sinh đủ hơi nước để chạy một dãy tuabin.
Các kính định nhật (gương hướng theo mặt trời) ngoài trời Seville.
Khoảng 92% nhiệt lượng của Mặt trời được biến đổi trực tiếp thành điện năng – và lượng năng lượng sản sinh bởi những nhà máy như vậy có thể nhiều đến mức những người chủ trương năng lượng sinh thái khẳng định nó có thể dùng để phân tách hydrogen ra khỏi nước để chạy những chiếc xa thân thiện với môi trường.
Tất cả những gì bạn cần là có đủ ánh sáng mặt trời – và đúng hơn là rất nhiều cái gương dõi theo mặt trời, hay còn gọi là kính định nhật.
Thật vậy, PS10 có 624 cái gương, chúng tập trung đủ năng lượng vào một điểm duy nhất để phân phối 11 megawatt điện năng, đủ dùng cho khoảng 5.500 hộ gia đình. Nhà máy PS20 có 1.255 kính định nhật và sẽ sản sinh lên tới 20 megawatt khi hoạt động hết công suất vào năm 2013.
Một tấm mặt trời (một công nghệ khác đang được kiểm tra tại địa điểm trên).
Năng lượng sản xuất thật đắt tiền – gấp khoảng ba lần giá thành năng lượng sản xuất từ những phương pháp khác – nhưng công nghệ trên đang phát triển thịnh vượng, và chi phí có khả năng giảm nhanh, với những nhà máy mới trên khắp thế giới, thí dụ như một nhà máy trong sa mạc Mojave sử dụng 1,2 triệu cái gương.
Những nhà máy khác đã được lên kế hoạch ở Morocco và Algeria. Chẳng có gì bất ngờ khi mà không có kế hoạch nào cho một nhà máy điện đồ sộ như thế được lập ra ở nước Anh...
Nâng các kính định nhật vào vị trí.
Theo Daily Mail