Cập nhật thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima - I - Nhật Bản - 31/3

Hiệp Khách Quậy Trong không khí, ngoài các đồng vị phóng xạ tự nhiên là: Be-7 có nguồn gốc từ tia vũ trụ, K-40, Th-232 và U-238 có nguồn gốc từ bụi đất; còn ghi nhận được đồng vị phóng xạ nhân tạo là I-131 với chu kỳ bán rã 8,02 ngày, ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường Xin mời đọc tiếp.

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

T Công tác x lý thông tin s cnhà máy đin ht nhân Fukushima I

THÔNG TIN TÌNH HÌNH SỰ CỐ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN FUKUSHIMA- I NHẬT BẢN

(Ngày 31/3/2011)

 

1. TÌNH HÌNH NHÀ MÁY TÍNH ĐẾN 16:00 NGÀY 31/3/2011

(Ngun tin: JAIF, NISA và IAEA)

-Nhiệt độ và áp suất bên trong thùng lò áp lực của Tổ máy số 1 tiếp tục tăng nhẹ.

-Việc phun nước ngọt làm mát các tổ máy số 1, 2, 3 tiếp tục được thực hiện. Việc phun nước ngọt làm mát bể chứa nhiên liệu đã cháy của Tổ máy số 2 đang được tạm dừng. Xe phun bê tông bắt đầu được sử dụng để phun nước vào bể chứa nhiên liệu đã cháy của Tổ máy số 4 từ 14:04 ngày 30/3 giờ Nhật Bản (12:04 giờ Việt Nam).

- NISA cho biết có thể khí từ lò phản ứng của tổ máy số 2 và 3 đã thoát ra bên ngoài vì một vài số liệu cho thấy áp suất bên trong thùng lò áp lực của các tổ máy này đang ở mức thấp. Tuy nhiên không có dấu hiệu nào cho thấy có các vết nứt hay lỗ lớn trên thành thùng lò áp lực.

-Theo đề nghị của TEPCO, một công ty ở Niigata đã sử dụng máy bay không người lái chụp ảnh có độ phân giải cao tại khu vực nhà máy từ ngày 20-24/3. Các bức ảnh cho thấy: Có một lỗ thủng lớn trên nóc tòa nhà tuốc bin của Tổ máy số 3; một phần đường ống nối tòa nhà lò và ống khói của Tổ máy số 3 đã biến mất; Các bể chứa dầu đã bị cuốn trôi, chặn đường vào của các phương tiện cứu hộ.

- Công việc tiêu nước nhiễm phóng xạ cao từ tòa nhà tuốc bin sang bể ngưng tụ tại Tổ máy số 1 đã được TEPCO tạm dừng vì bể ngưng tụđã đầy nước, hiện mực nước nhiễm phóng xạđã giảm một nửa từ 40 cm xuống 20 cm. Tại tổ máy số 2 và 3, việc tiêu nước nhiễm xạ chưa thể tiến hành vì các bể ngưng tụ dự định dùng để chứa nước nhiễm xạ, mỗi bể có dung tích

3.000 tấn, cũng đã đầy nước. Việc thoát bớt nước từ bể ngưng tụ sang các bể chứa khác đang được tiến hành bằng bơm với dung lượng từ 10-25 tấn/giờ.

-TEPCO đang nghiên cứu việc tiêu nước nhiễm phóng xạ cao trong rãnh bê tông bên ngoài tòa nhà tuốc bin vào một bể chứa bên trong nhà máy có dung tích trên 25.000 tấn.

2. TÌNH HÌNH PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG TẠI NHẬT BẢN

(Ngun: JAIF, NISA, Trung tâm ng phó Tình trng khn cp và s c ca Cơ quan Năng lượng nguyên t quc tế ( IAEA/IEC), website IAEA)

a) Trong khu vực nhà máy

Mức phóng xạ trong khu vực nhà máy ngày 30-31/3/2011 theo giờ Nhật Bản cụ thể như sau:

Đơn v: μSv/gi

Thời gian (GMT+9) Phía Nam Tòa nhà hành chính Cổng chính Cổng phía Tây
15:00 ngày 30/3 1050 163 75
21:00 ngày 30/3 1000 156 72
09:00 ngày 31/3 970 149 71

b) Bên ngoài nhà máy

-Ngày 29/3, IAEA đã đo kiểm xạ tại Tokyo và 8 vùng phụ cận; kết quả suất liều dao động từ 0,02 - 0,19 µSv/giờ (tương đương giá trị phông môi trường). Còn khu vực trong phạm vi 32-62 km kể từ nhà máy, kết quảđo suất liều dao động từ 0,5 – 6,8 mSv/giờ; nhiễm bẩn gamma-beta dao động từ 0,05 – 0,45 MBq/m2.

c) Về phóng xạ trong thực phẩm, sữa và nước uống

-Đa số các mẫu nước uống được phân tích đều cho kết quả dưới mức giới hạn cho phép đối con người. Cụ thể: 100 Bq/lít I-131 đối với trẻ em; 300 Bq/lít I-131 đối với người lớn; 200 Bq/lít Cs-137 đối với cả trẻ em và người lớn.

-Theo kết quả phân tích 35 mẫu rau quả, thịt lợn, hải sản và sữa tươi lấy trong thời gian 25-29/3 tại 9 tỉnh (Chiba, Gunma, Ibaraki, Kanagawa, Nagano, Niigata, Saitama, Tochigi và Yamagata) đều không phát hiện được I-131, Cs-134 và Cs-137, hoặc có nồng độ dưới mức cho phép.

3. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN PHÁT TÁN CHẤT PHÓNG XẠ VÀO MÔI TRƯỜNG

a) Số liệu hạt nhân phóng xạ môi trường từ Trung tâm dữ liệu quốc gia của Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBTO) thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

S liu ht nhân phóng x môi trường

Nhiều trạm trắc của CTBTO vẫn tiếp tục phát hiện hạt nhân phóng xạ từ phản ứng kích hoạt và hạt nhân phóng xạ từ phản ứng phân hạch. Dưới đây là bảng số liệu I-131 và Cs-137 được trích từ bảng tổng kết số liệu của CTBTO trong ngày 30/3:

Tên trạm Quốc gia quản lý Nồng độ I-131 (µBq/m3) Nồng độ Cs-137 (µBq/m3) Ngày ghi nhận
CAP14 Canada 708 75 26/3
CAP16 Canada 1297 56 26/3
CAP17 Canada 282 5 27/3
DEP33 Đức 290 27 27/3
JPP37 Nhật 108 6 27/3
MNP Mông Cổ 121 - 27/3
RUP59 Nga 72 4 26/3
RUP60 Nga 461 9 27/3
SEP63 Thụy Điển 997 62 27/3
FRP28 Pháp 3 - 27/3
KWP40 Kuwait 69 3 28/3
PHP53 Phillipines 93 5 27/3
USP70 Hoa Kỳ 2228 405.86 24/3
USP71 Hoa Kỳ 9316 722 19/3
USP74 Hoa Kỳ 1169 29 25/3
USP75 Hoa Kỳ 2679 93 26/3
USP80 Hoa Kỳ 359 3.6 24/3

Hình dưới là vị trí các trạm quan trắc phóng xạ của CTBTO.

Hạt nhân phóng xạ I-131 và Cs-137 hầu như được tất cả các trạm quan trắc trên Bắc Bán cầu ghi nhận. Tại Châu Á, Mông Cổ và Phillipines vẫn ghi nhận được I-131. Trung Quốc công bốđã ghi nhận được I-131 nhưng không thấy gửi số liệu đến Trung Tâm dữ liệu Quốc tế của CTBTO.

Hình mô phng đám mây phóng x vùng Đông Nam Á ngày 02/4/2011

b) Kết quả tính toán phát tán nhân phóng xạ từ 30/3-02/4/2011 của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản

Thời gian tính từ 19:00 giờ Việt Nam ngày 30/3 tới 07:00 giờ ngày 02/4/2011.

phong-xa

4. SỐ LIỆU ĐO PHÓNG XẠ VÀ PHÔNG BỨC XẠ GAMMA TRONG KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM

a) Số liệu đo phóng xạ của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam Kết quả kiểm xạ môi trường tại Trạm quan trắc Đà Lạt (30-31/3/2011)

Tổng hoạt độ bêta trong son khí và suất liều gamma môi trường tại điểm quan trắc tại Đà Lạt

TT Khoảng thời Hướng Tốc độ Tổng hoạt độ Suất liều gamma môi trường

gian gió gió (m/s) bêta trong son khí (Bq/m3)
(μSv/h)
Trung bình Thấp nhất Cao nhất
1 19 giờ (30/3/2011) – 1 giờ (31/3/2011) ĐôngĐông Bắc 2 - 3
0,17 0,15 0,18
2 1 – 7 giờ (31/3/2011) Đông Bắc 2 - 3 0,04±0,01 0,16 0,10 0,17
3 7 – 13 giờ (31/3/2011) Bắc -Đông Bắc 2 - 5
0,18 0,16 0,20
4 13 – 15 giờ (31/3/2011) Đông Bắc 2 - 3
0,17 0,14 0,18

Hoạt độ các đồng vị phóng xạ trong mẫu son khí

TT Chỉ tiêu / đơn vị tính Hoạt độ riêng Mức phông/ Ngưỡng phát hiện


Tp. HCM (từ 9:00 28/3 - 7:30 30/3) Thể tích mẫu thu góp: 16940 m3 Đà Lạt (từ 15:30 30/3 - 13:30 31/3) Thể tích mẫu thu góp: 66580 m3
1 K-40 (µBq/m3) < 3 < 3 3 ÷ 50
2 Be-7 (µBq/m3) 2201 ± 538 457 ± 184 400 ÷ 4400
3 U- 238 (µBq/m3) < 0,2 < 0,2 0,2 ÷ 7,5
4 Th-232 (µBq/m3) < 0,35 < 0,35 0,35 ÷ 4,69
5 I-131 (µBq/m3) 54,7 ± 16,2 62,4 ± 13,0 Ngưỡng phát hiện: 0,5 (µBq/m3)

Trong không khí, ngoài các đồng vị phóng xạ tự nhiên là: Be-7 có nguồn gốc từ tia vũ trụ, K-40, Th-232 và U-238 có nguồn gốc từ bụi đất; còn ghi nhận được đồng vị phóng xạ nhân tạo là I-131 với chu kỳ bán rã 8,02 ngày, ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường (xin xem gii thích Bn tin ngày 28/3 – 29/32011 ca T công tác x lý thông tin s c nhà máy đin ht nhân Fukushima-1).

Kết quả kiểm xạ môi trường tại Trạm quan trắc tại Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân Mẫu son khí, vị trí Lạng Sơn

Thông số/chỉ tiêu Lạng Sơn Mức phông
Thời gian thu góp mẫu từ 29/3 đến 30/3 ngưỡng phát hiện (µBq/m3)
Thể tích mẫu thu góp 10000 m3
Cs-137 (µBq/m3) 11,0±4,0
Cs-134 (µBq/m3) -
I-131 (µBq/m3) 127.0±14.0
Suất liều gamma (µBq/giờ) 0,12-0,18 (TB: 0,15)
K-40 trong mẫu son khí (µBq/m3) 30±20 30- 91
Be-7 trong mẫu son khí (µBq/m3) 3450±290 500-3990
U-238 trong mẫu son khí (µBq/m3) 10±3 1,8-10
Th-232 trong mẫu son khí (µBq/m3) 3,3±1,1 0,3- 6,6

b) Số liệu của Trung tâm ứng phó sự cố - Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tại Hà Nội

Sut liu phông bc x môi trường
Ngày Giá trị trung bình µSv/h Giá trị lớn nhất µSv/h Giá trị nhỏ nhất µSv/h
30/3/2011 0,158 0,172 0,144
31/3/2011 0,159 0,172 0,147

Sai số của phép đo là ±15% với độ tin cậy là 95%.

Biu đồ quan trc phông phóng xt 12:00 ngày 30/3/2011 ti 12:00 ngày 31/3/2011

Từ số liệu đo được và sai số của giá trịđo, ta có thể kết luận chưa có mức tăng phông bức xạ bất thường trong ngày 31/3/2011 so với ngày 30/3/2011.

5. KIỂM TRA NHIỄM BẨN PHÓNG XẠ CHO HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TỪ NHẬT BẢN

Ngày 31/3/2011, tại Hải Phòng, đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm đại diện của:

-Cục An toàn bức xạ và hạt nhân: ông Lại Tiến Thịnh, ông Vũ Hà chuyên viên Trung tâm HTKT An toàn bức xạứng phó sự cố;

-Cục Thú y: ông Nguyễn Công Dân, Phó Cục trưởng;

-Cơ quan Thú y vùng II: ông Đoàn Thành Lũy - Giám đốc, ông Ngô Văn Bắc - Phó Giám đốc

đã tiến hành đo khả năng nhiễm bẩn phóng xạ Cs-137 và I-131 của 19 mẫu thủy sản nhập từ Nhật Bản của 4 doanh nghiệp, bao gồm Công ty CPTM Vikotra, Công ty TNHH Tuấn Việt, Công ty CPTM Trung Sơn Hưng Yên, Công ty CP Khai thác dịch vụ thủy sản Hạ Long.

Hiện nay đã có kết quảđo, nhưng để có kết luận cuối cùng về các lô hàng thủy sản cần có giá trị tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế và kết quảđo mẫu cá đối chứng của Việt Nam.

Thông tin tiếp theo về kết quảđo sẽ sớm được thông báo.

Đoàn kim tra đang tiến hành đo nhim bn phóng x I-131 và Cs-137 trên thy sn nhp khu t Nht Bn

* * *

T Công tác x lý thông tin s c nhà máy đin ht nhân Fukushima I ca B Khoa hc và Công ngh s tiếp tc theo dõi và cung cp thông tin kp thi.

 

Tổ công tác của Bộ KH&CN đã được thành lập bao gồm các nhà quản lý và chuyên gia của Viện Năng lượng nguyên tử, Cục An toàn và bức xạ hạt nhân, Cục năng lượng nguyên tử nhằm cung cấp thông tin chính xác về tình hình sự cố của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I do ảnh hưởng của động đất và sóng thần.

Theo đó, Tổ công tác sẽ chịu trách nhiệm thu thập và xử lý thông tin từ nguồn tin của Nhật Bản, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, Hội hạt nhân thế giới và các đài truyền hình quốc tế. Thông tin sẽ được cung cấp cho các cơ quan truyền thông hàng ngày cho đến khi sự cố được xử lý xong ở Nhật Bản.

Liên tục cập nhật

Thông tin từ Tia Sáng - Bộ KH&CN

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm