Nhật Bản muốn ứng dụng trí thông minh nhân tạo cho tên lửa

Hiệp Khách Quậy ... Xin mời đọc tiếp.

Để tiết kiệm chi phí khi sử dụng tên lửa, các nhà nghiên cứu ở Nhật đang nhắm tới việc chế tạo ra một tên lửa ‘thông minh’. Với sự sử dụng trí thông minh nhân tạo, họ hi vọng chế tạo được một tên lửa có khả năng chẩn đoán, và trong một số trường hợp còn sửa chữa, những hỏng hóc hệ thống của riêng nó.

 

Là nhà điều phối dự án cho tên lửa Epsilon hiện nay và là giáo sư tại Viện Không gian và Khoa học Vũ trụ tại JAXA (Cơ quan vũ trụ Nhật Bản), Yasuhiro Morita đang lãnh đạo sự nỗ lực hướng đến các tên lửa trí tuệ nhân tạo.

Các tên lửa hiện nay được trang bị những bộ cảm biến gắn trực tiếp trên thân, nhưng những dụng cụ này có nhiệm vụ chẳng gì hơn là thông báo cho trạm điều khiển mặt đất biết được những trục trặc có thể đang xảy ra với tên lửa. Giống như đèn hiệu động cơ của xe hơi, loại dụng cụ này chẳng làm gì hơn là đưa ra một thông báo về sự trục trặc. Mục tiêu của việc sử dụng trí thông minh nhân tạo ở các tên lửa là không chỉ nhận ra trục trặc, mà còn đưa ra giải pháp và, khi có thể, khắc phục trục trặc đó ngay tức thì.

Tên lửa Epsilon mới hi vọng sử dụng một số trí thông minh nhân tạo cơ bản trong chuyến hành trình đầu tiên theo kế hoạch của nó vào năm 2013. Ý tưởng là các bộ cảm biến của Epsilon sẽ hoạt động giống hệt như một bộ não, chẩn đoán trục trặc và nguyên nhân gây hỏng hóc, và triển khai giải pháp khắc phục nữa thì càng tốt.

Trong một thí dụ, các nhà nghiên cứu trình bày về những dòng điện điều khiển những bộ đẩy chính của tên lửa. Những độ đẩy này điều khiển hướng của tên lửa, và nếu có sự quá tải điện thì tên lửa sẽ đi chệch khỏi quỹ đạo hành trình. Tên lửa Epsilon mới sẽ có thể khắc phục những sự quá tải này, hoặc trong trường hợp quá tải, nó sẽ điều chỉnh lại dòng điện và duy trì hướng hành trình của tên lửa.

Khả năng những tên lửa ‘thông minh’ này thực hiện những kiểm tra và bảo trì cần thiết của riêng chúng còn mở ra khả năng cắt giảm chi phí và sức người hiện nay để điều hành một đội điều khiển mặt đất. Các đội điều khiển sứ mệnh hiện nay hàng tá người ở trong một cơ sở rộng lớn. Hi vọng là bằng cách sử dụng trí thông minh nhân tạo và sự truyền thông điện tử, các đội điều khiển sứ mệnh có thể cắt giảm xuống chỉ còn vài ba người làm việc với laptop và không cần dùng tới những cỗ máy tính đồ sộ như hiện nay.

Với nhiều người quan tâm đến ý tưởng về những tên lửa thông minh nhân tạo tự điều khiển, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang dần tiến thêm một bước nữa trong sự phát triển trí thông minh nhân tạo. Tuy nhiên, ý tưởng về những tên lửa có khả năng tự dẫn hướng và hoàn thành sứ mệnh bay của chúng sẽ không chưa trở thành hiện thực trong vài ba năm tới.

Nguồn: PhysOrg.com

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm