Hiệp Khách Quậy Căn cứ Tiêu chuẩn trên, các kết quả đo nồng độ chất phóng xạ I-131 trong không khí các ngày 28 và 29/3/2011 của Trạm quan trắc mẫu sol khí tại Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân và Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đều nhỏ hơn hàng trăm ngàn lần so với giá trị giới hạn quy định và không ảnh hưởng đến môi... Xin mời đọc tiếp.
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tổ Công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I |
THÔNG TIN TÌNH HÌNH SỰ CỐ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN FUKUSHIMA- I NHẬT BẢN (từ ngày 22/3 đến khoảng 15h00 ngày 23/3/2011) |
(Nguồn tin: JAIF, NISA và IAEA)
a) Tình hình chung
-Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố một đoạn băng quay về nhà máy do máy bay trực thăng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thực hiện hồi 10:00 ngày 27/3 giờ Nhật Bản (8:00 giờ Việt Nam) cho thấy: Phần nóc của Tổ máy số 1 đã bị đổ sập sau vụ nổ khí hydro; có khói trắng thoát ra từ một số lỗ thủng trên nóc Tổ máy số 2; tầng trên của tòa nhà lò Tổ máy số 3 chỉ còn phần khung, khói đang bốc lên từ tổ máy này. Tiến sĩ Sekimura thuộc Đại học Tokyo đã đề cập đến khả năng nhiên liệu trong bể chứa nhiên liệu đã cháy của tổ máy có thểđã bị hư hại (trong đoạn băng có thể thấy chiếc cần cẩu nặng đã đổ vào bể chứa nhiên liệu); phần tường của tòa nhà lò Tổ máy số 4 đã bị phá hủy, có thể nhìn thấy một số cấu trúc và thiết bị bên trong, và khói trắng đang bốc lên từ một sốđiểm tại tổ máy này.
-Tiếp tục phun nước ngọt vào vùng hoạt lò phản ứng của tổ máy số 1, 2 và 3. Việc xả áp từ lớp bảo vệ bê tông cốt thép của các tổ máy này tiếp tục tạm dừng.
-Từ mức độ phóng xạ rất cao trong nước tù đọng tại Tổ máy số 2, Ủy ban An toàn hạt nhân Nhật Bản cho rằng phóng xạ từ các thanh nhiên liệu bị tan chảy có thểđã theo nước rò rỉ thoát ra bên ngoài lớp bảo vệ bê tông cốt thép tại tổ máy. Dù vậy việc phun nước vào lò phản ứng của Tổ máy số 2 vẫn có thể tiếp tục. Ngày 28/3, lượng nước ngọt phun vào lò phản ứng của Tổ máy số 2 đã được giảm lưu lượng từ 16 xuống còn 7 tấn/giờ. Do vậy có thể khiến nhiệt độ lò phản ứng tăng lên.
-Việc chiếu sáng đã được khôi phục ở phòng điều khiển Tổ máy số 4.
b) Tình hình nước đọng có mức độ phóng xạ cao tại nhà máy
-Ủy ban An toàn hạt nhân Nhật Bản cho biết ưu tiên hàng đầu hiện nay là không cho nước nhiễm phóng xạở mức cao rò rỉ ra biển, nên đã đề nghị Chính phủ Nhật Bản tăng cường quan trắc phóng xạ đối với nước ngầm và nước biển.
-Mức độ phóng xạ cao quan trắc được đã khiến việc thoát nước tù đọng trong tòa nhà tuốc bin trở nên khó khăn, có thể gây trì hoãn công việc sửa chữa. Nước trong tòa nhà tuốc bin của Tổ máy số 2 chứa hàm lượng phóng xạ gấp 100.000 lần mức độ phóng xạ trong nước của lò phản ứng ởđiều kiện hoạt động bình thường, còn mức độ phóng xạ trên mặt nước tại đây là hơn 1000mSv/h. Tại tổ máy số 1 và 3 cũng tìm thấy nước với lượng phóng xạ cao gấp 1000 lần so với nước trong điều kiện hoạt động bình thường.
- Lúc 15:30 ngày 27/3 giờ Nhật Bản (13:30 giờ Việt Nam), đã phát hiện được mức độ phóng xạ cao trên 1000 mSv/h trong nước tù đọng tại rãnh bê tông bên ngoài tòa nhà lò của Tổ máy số 2. Rãnh bê tông này được sử dụng để đặt cáp điện và các đường ống. TEPCO đang tìm cách rút nước đọng trong các rãnh này.
Tại rãnh bê tông của tổ máy số 1 và 3 cũng tìm thấy các vũng nước đọng. Mức độ phóng xạ trên bề mặt nước đọng ở rãnh bê tông Tổ máy số 1 là 0,4 mSv. Việc đo mức độ phóng xạở rãnh bê tông Tổ máy số 3 chưa thực hiện được.
(Nguồn: JAIF, NISA, Trung tâm Ứng phó Tình trạng khẩn cấp và sự cố của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế ( IAEA/IEC), website IAEA)
a) Trong khu vực nhà máy
-Suất liều trong khu vực nhà máy tiếp tục có xu hướng giảm.
- Theo báo cáo mới nhất của NISA thì TEPCO xác nhận trong 5 mẫu đất được lấy ngày 21-22/3 tại 5 địa điểm của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã phát hiện trong 2 mẫu đất có Plutoni (Pu-238, Pu-239 và Pu-240). Nhưng hàm lượng Plutoni được tìm thấy vẫn nằm trong giới hạn cho phép, theo quy định của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT).
-Mức độ phóng xạđo được tại cổng chính nhà máy lúc 15:30 ngày 28/3 giờ Nhật Bản
(13:30 giờ Việt Nam) là 122,8 μSv/h, lúc 21:30 ngày 28/3 giờ Nhật Bản (19:30 giờ Việt Nam) là 120 μSv/h.
b) Bên ngoài nhà máy
Ngày 28/3, nhóm chuyên gia IAEA tiếp tục tiến hành kiểm xạ tại 3 địa điểm ở Tokyo và Chiba. Suất liều gamma đo được dao động từ 0,08-0,13 μSv/h. Một nhóm khác đo tại các điểm có khoảng cách 30-46 km từ nhà máy. Kết quả: suất liều dao động từ 0,5-3 μSv/h và nhiễm bẩn beta-gamma dao động từ 0,02-0,3 MBq/m2.
c) Về phóng xạ trong thực phẩm, sữa và nước uống
Trong các mẫu thực phẩm lấy ngày 26-27/3 tại 6 tỉnh (Fukushima, Gunma, Ibaraki, Niigata, Tochigi và Yamagata) đã phát hiện I-131 trong măng tây, cải bắp, cần tây, dưa chuột, cà tím, tỏi tây, nấm, cà chua, rau chân vịt, dâu tây, dưa hấu và một số loại rau khác. Một mẫu rau wasabi lấy ngày 24/3 tại tỉnh Fukushima có mức phóng xạ I-131 và Cs-137 cao vượt quá mức cho phép.
d) Đo phóng xạ môi trường biển
Phân tích một số mẫu nước biển lấy ngày 27/3 tại khu vực 330m tính từ cống xả của các tổ máy số 1, 2, 3 và 4 cho thấy hàm lượng phóng xạđã giảm đáng kể so với các mẫu nước biển lấy ngày 26/3: I-131 (từ 74000 giảm xuống còn 11000 Bq/l), Cs-137 (từ 12000 xuống 1900 Bq/l), còn ở tổ máy 5 và 6 hàm lượng phóng xạ trong các mẫu nước biển cũng giảm.
a) Số liệu hạt nhân phóng xạ môi trường từ Trung tâm dữ liệu quốc gia của Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBTO) thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam
Trạm quan trắc JPP38 đặt tại Nhật Bản gần khu vực nhà máy Fukushima vẫn tiếp tục phát hiện hạt nhân phóng xạ từ phản ứng kích hoạt và hạt nhân phóng xạ từ phản ứng phân hạch. Trạm JPP37 đặt trên đảo Okinawa cũng ghi nhận được các hạt nhân phóng xạ. Các trạm quan trắc đặt tại Thái Bình Dương và trong lục địa của Hoa Kỳ và Canada cũng đều phát hiện được các hạt nhân phóng xạ.
Các trạm đặt tại Châu Âu như Nga, ThuỵĐiển, Nauy, Iceland, Đức chỉ phát hiện được Iốt phóng xạ (I-131). I-131 là hạt nhân phóng xạ được phát tán trong không khí rất nhanh nên mặc dù đám mây phóng xạ có lúc mới chỉ gần đến Châu Âu thì một số trạm quan trắc tại đây đã phát hiện được.
Tại Đông Nam Á, hiện có 2 trạm của tổ chức CTBTO đưa số liệu đến Trung tâm dữ liệu quốc tế là trạm tại Malaysia và tại Phillipines. Chỉ trạm tại Phillipines đã phát hiện thấy các hạt nhân phóng xạ.
Hình mô phỏng đám mây phóng xạ vùng Đông Nam Á trong ngày 30/3
Lúc 8:00 ngày 30/3 Lúc 24 giờ ngày 30/3
Thông tin chi tiết xin xem tại Website của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam: http://www.vaec.gov.vn.
4. SỐ LIỆU ĐO PHÓNG XẠ VÀ PHÔNG BỨC XẠ GAMMA TRONG KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM
a) Số liệu đo phóng xạ của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam Kết quả kiểm xạ môi trường tại Trạm quan trắc Đà Lạt (28 –29/3/2011)
Tổng hoạt độ bêta trong son khí và suất liều gamma môi trường tại trạm Đà Lạt
TT | Khoảng thời gian | Hướng gió | Tốc độ gió | Tổng hoạt độ bêta trong | Suất liều gamma môi trường (μSv/h) | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
(m/s) | son khí (Bq/m3) | Trung bình | Thấp nhất | Cao nhất | |||
1 | 19 giờ (28/3/2011)– 1 giờ (29/3/2011) | Bắc – Đông Bắc | 2 - 5 | 0,19 | 0,16 | 0,22 | |
2 | 1 – 7 giờ (29/3/2011) | Đông Bắc | 2 - 5 | 0,03±0,01 | 0,19 | 0,16 | 0,21 |
3 | 7 – 13 giờ (29/3/2011) | Bắc – Đông Bắc | 2 - 5 | 0,18 | 0,14 | 0,21 | |
4 | 13 – 15 giờ | Đông | 2 - 5 | 0,18 | 0,16 | 0,21 |
Hoạt độ các đồng vị phóng xạ trong mẫu son khí
TT | Chỉ tiêu / đơn vị | Hoạt độ riêng | Mức phông/ Ngưỡng phát hiện | Ghi chú | |
---|---|---|---|---|---|
tính | Tp. HCM (từ 25/3 -28/3) Thể tích mẫu thu góp: 31780 m3 | Đà Lạt (từ 28/3 -29/3) Thể tích mẫu thu góp: 114240m3 | |||
1 | K-40 (μBq/m3) | 42 ± 10 | 8±3 | 3 ÷ 50 | |
2 | Be-7 (μBq/m3) | 2684 ± 81 | 517 ± 110 | 400 ÷ 4400 | |
3 | U- 238 (μBq/m3) | 4,6 ± 2,4 | 0,8 ± 0,3 | 0,2 ÷ 7,5 | |
4 | Th-232 (μBq/m3) | 3,28 ± 0,90 | 0,97 ± 0,26 | 0,35 ÷ 4,69 | |
5 | I-131 (μBq/m3) | 20,1 ± 5,3 | 17,2 ± 5,2 | Ngưỡng phát hiện: 0,5 μBq/m3 |
Trong son khí, ngoài các đồng vị phóng xạ tự nhiên là: Be-7 có nguồn gốc từ tia vũ trụ; K40; Th-232 và U-238 có nguồn gốc từ bụi đất; còn ghi nhận được đồng vị phóng xạ nhân tạo là: I131 với chu kỳ bán rã 8,02 ngày, ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường.
Vị trí Lạng Sơn (trạm khí tượng Lạng Sơn) Hướng gió chủ đạo: Bắc, Đông Bắc Tốc độ gió trung bình: 3,5 m/s
Thông số/chỉ tiêu | Vị trí Lạng Sơn | Mức phông |
---|---|---|
Thời gian thu góp mẫu | 10:00 ngày 25/3 đến 10:00 ngày 28/3 | ngưỡng phát hiện 10-6 Bq/m3 |
Thể tích mẫu thu góp | 17000 m3 | |
Cs-137 (μBq/m3) | 11,7±1,7 | |
I-131 (μBq/m3) | 119,7±9,7 | |
Suất liều gamma (μSv/h) | 0,11-0,19 (TB: 0,16) | |
K-40 trong mẫu son khí (μBq/m3) | 52,9±21,7 | 30-91 |
Be-7 trong mẫu son khí (μBq/m3) | 3135±253 | 500-3990 |
U-238 trong mẫu son khí (μBq/m3) | 1,1±1,1 | 1,8-10 |
Th-232 trong mẫu son khí (μBq/m3) | 3,5±1,1 | 3,0- 6,6 |
Kết luận: Trạm quan trắc phóng xạ môi trường do Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân quản lý đặt tại thành phố Lạng Sơn đã phát hiện được một số đồng vị nhân tạo trong không khí với hàm lượng rất nhỏ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
b) Số liệu của Trung tâm ứng phó sự cố - Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tại Hà Nội
Suất liều phông bức xạ môi trường
Ngày | Giá trị trung bình µSv/h | Giá trị lớn nhất µSv/h | Giá trị nhỏ nhất µSv/h |
---|---|---|---|
28/3/2011 | 0,159 | 0,174 | 0,148 |
29/3/2011 | 0,159 | 0,176 | 0,147 |
Sai số của phép đo là ±15% với độ tin cậy là 95%.
Biểu đồ quan trắc phông phóng xạ từ 12:00 ngày 28/3/2011 tới 12:00 ngày 29/3/2011
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6866:2001 quy định giới hạn liều đối với công chúng do ảnh hưởng của một cơ sở bức xạ hoặc cơ sở hạt nhân trong điều kiện hoạt động bình thường là 1 mSv/năm lấy trung bình trong 5 năm liên tục, còn trong 1 năm đơn lẻ không vượt quá 5 mSv.
Tính toán nồng độ chất phóng xạ I-131 và Cs-137 trong không khí tương ứng với mức liều giới hạn trên được cho trong bảng sau:
Đồng vị | Liều giới hạn (mSv/năm) | Nồng độ phóng xạ trong không khí (Bq/m3) |
---|---|---|
I-131 | 1 | 10 |
Cs-137 | 1 | 2 |
Căn cứ Tiêu chuẩn trên, các kết quả đo nồng độ chất phóng xạ I-131 trong không khí các ngày 28 và 29/3/2011 của Trạm quan trắc mẫu sol khí tại Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân và Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đều nhỏ hơn hàng trăm ngàn lần so với giá trị giới hạn quy định và không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân.
Các trạm quan trắc của Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn đang tiếp tục theo dõi diễn biến mức phóng xạ trong không khí.
* * *
Tổ Công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục theo dõi và cung cấp thông tin kịp thời.
Tổ công tác của Bộ KH&CN đã được thành lập bao gồm các nhà quản lý và chuyên gia của Viện Năng lượng nguyên tử, Cục An toàn và bức xạ hạt nhân, Cục năng lượng nguyên tử nhằm cung cấp thông tin chính xác về tình hình sự cố của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I do ảnh hưởng của động đất và sóng thần.
Theo đó, Tổ công tác sẽ chịu trách nhiệm thu thập và xử lý thông tin từ nguồn tin của Nhật Bản, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, Hội hạt nhân thế giới và các đài truyền hình quốc tế. Thông tin sẽ được cung cấp cho các cơ quan truyền thông hàng ngày cho đến khi sự cố được xử lý xong ở Nhật Bản. |
Liên tục cập nhật
Thông tin từ Tia Sáng - Bộ KH&CN