Hiệp Khách Quậy Theo tính toán thì từ cuối ngày 9/4 đám mây vào Việt Nam và có thể tồn tại trong vùng Đông Nam Á một vài ngày. Nồng độ hạt nhân phóng xạ sẽ giảm dần theo thời gian. Đám mây phóng xạ mạnh nhất (màu xanh dương) được dự đoán sẽ phân tán rất nhanh trong ngày 9 và 10/4. Xin mời đọc tiếp.
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tổ Công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I |
THÔNG TIN TÌNH HÌNH SỰ CỐ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN FUKUSHIMA- I NHẬT BẢN (Ngày 9/4/2011) |
1. Tình hình khu vực nhà máy
Theo nguồn tin từ Diễn đàn Công nghiệp hạt nhân Nhật Bản (JAIF), Cơ quan An toàn hạt nhân và Công nghiệp Nhật Bản (NISA) và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), đến nay TEPCO đã xả khoảng 7.700 tấn nước nhiễm xạ nồng độ thấp ra biển, số còn lại sẽ được xả trong ngày 9/4.
Suất liều bức xạ trong khu vực nhà máy vẫn ở trong xu thế giảm.
2. Tình hình phóng xạ môi trường tại Nhật Bản
Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) phối hợp với các trường đại học thực hiện một chương trình đo đạc tại 26 thành phố của 13 tỉnh từ ngay 5-7/4. Tại 19 thành phố, kết quả đo dưới 0,1 µSv/h. Tại 5 thành phố, kết quả đo trên 0,21 µSv/h trong đó thành phố Fukushima có suất liều đo được dao động từ 0,42-0,5 µSv/h. (Mức phông phóng xạ môi trường quy định từ 0,05-0,1 µSv/h).
Kết quả phân tích các mẫu thực phẩm cho thấy một mẫu rau chân vịt lấy ngày 6/4 tại tỉnh Ibaraki có nồng độ I-131 cao hơn mức cho phép.
3. Tình hình phát tán phóng xạ vào môi trường
Hình ảnh mô phỏng sự di chuyển của đám mây phóng xạ từ nhà máy Fukushima I của CTBTO tính toán trong ngày 08/4/2011
Đám mây dự đoán lúc 11 giờ ngày 10/4/2011
Đám mây dự đoán lúc 02:00 giờ ngày 11/4/2011
Theo tính toán thì từ cuối ngày 9/4 đám mây vào Việt Nam và có thể tồn tại trong vùng Đông Nam Á một vài ngày. Nồng độ hạt nhân phóng xạ sẽ giảm dần theo thời gian. Đám mây phóng xạ mạnh nhất (màu xanh dương) được dự đoán sẽ phân tán rất nhanh trong ngày 9 và 10/4.
Giá trị đo thực tế hàng ngày sẽ được công bố trên trang web của Viện Năng lượng nguyên tử ViệtNam và trong bản tin của Tổ Công tác. (Xem cụ thể tại Phụ lục)
Tại Việt Nam, theo số liệu đo đạc của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam:
Trong son khí ở Đà Lạt và Ninh Thuận, ngoài các đồng vị phóng xạ tự nhiên là Be-7 (có nguồn gốc từ tia vũ trụ), K-40, Th-232 và U-238 (có nguồn gốc từ bụi đất), còn tiếp tục ghi nhận được đồng vị phóng xạ nhân tạo là: I-131. Ở Thành phố Hồ Chí Minh còn ghi nhận được các đồng vị phóng xạ nhân tạo là I-131, Cs-134 và Cs-137.
Các đồng vị phóng xạ nhân tạo ghi nhận được tại 3 địa điểm nói trên đều ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường (xem giải thích ở Bản tin ngày 28/3 – 29/3/2011 của Tổ công tác).
Trong mẫu lá thông (loại lá thường được dùng để chỉ thị ô nhiễm phóng xạ trong môi trường không khí và thực vật) do Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đo, ngoài các đồng vị Be-7, K-40, U-238, Th-232 và Cs-137 có hàm lượng ở mức bình thường như trước khi xảy ra sự cố tại Nhật Bản, còn phát hiện được đồng vị Cs-134 với hàm lượng rất nhỏ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Các giá trị đo tại trạm quan trắc Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố (Cục An toàn bức xạ và hạt nhân) cho thấy chưa có mức tăng phông bức xạ bất thường trong ngày 08/4/2011 so với ngày 07/4/2011.
(Số liệu cụ thể xem tại Phụ lục)
---------------------------------------------
Giá trị giới hạn về nồng độ phóng xạ quy định theo tiêu chuẩn của Việt Nam là 10 triệu µBq/m3 đối với I-131 và 2 triệu µBq/m3đối với Cs-137. |
Tổ công tác của Bộ KH&CN đã được thành lập bao gồm các nhà quản lý và chuyên gia của Viện Năng lượng nguyên tử, Cục An toàn và bức xạ hạt nhân, Cục năng lượng nguyên tử nhằm cung cấp thông tin chính xác về tình hình sự cố của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I do ảnh hưởng của động đất và sóng thần.
Theo đó, Tổ công tác sẽ chịu trách nhiệm thu thập và xử lý thông tin từ nguồn tin của Nhật Bản, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, Hội hạt nhân thế giới và các đài truyền hình quốc tế. Thông tin sẽ được cung cấp cho các cơ quan truyền thông hàng ngày cho đến khi sự cố được xử lý xong ở Nhật Bản. |