Những mốc son lịch sử trong nghiên cứu siêu dẫn

Hiệp Khách Quậy 1908 – 1911: Heike Kamerlingh Onnes giành phần thắng trong cuộc đua với James Dewar hóa lỏng helium (1908), sau đó phát hiện ra điện trở bằng không ở thủy ngân cùng với Gilles Holst (1911). Xin mời đọc tiếp.

1908 – 1911: Heike Kamerlingh Onnes giành phần thắng trong cuộc đua với James Dewar hóa lỏng helium (1908), sau đó phát hiện ra điện trở bằng không ở thủy ngân cùng với Gilles Holst (1911).

1913: Heike Kamerlingh Onnes giành giải Nobel Vật lí.

1931: Wander Johannes de Haas và Willem Keesom phát hiện ra sự siêu dẫn ở một hợp kim.

1933: Walther Meissner và Robert Ochsenfeld phát hiện thấy từ trường bị đẩy ra khỏi chất siêu dẫn. “Hiệu ứng Meissner” này có nghĩa là chất siêu dẫn có thể được nâng lên trên các nam châm.

1935: Brothers Fritz và Heinz London thực hiện một cú đột phá lí thuyết được trông đợi từ lâu, thiết lập hai phương trình cố gắng mô tả cách thức các chất siêu dẫn tương tác với trường điện từ.

1957: John Bardeen, Leon Cooper và Robert Schrieffer công bố lí thuyết (BCS) của họ, lí thuyết xây dựng trên ý tưởng về những cặp Cooper đã đề xuất trước đó, và mô tả tất cả các electron dưới một hàm sóng chung. Lí thuyết BCS dự đoán rằng sự siêu dẫn không thể xảy ra ở nhiệt độ hơn 20 K nhiều được.

1962: Brian Josephson dự đoán rằng dòng điện sẽ đi qua giữa hai chất siêu dẫn cách nhau bởi một hàng rào cách điện. Hai “tiếp xúc Josephson” như thế này quấn song song nhau tạo thành một dụng cụ giao thoa lượng tử siêu dẫn (SQUID), dụng cụ có thể đo những từ trường rất yếu.

1962: Lev Landau nhận Giải Nobel Vật lí.

1972: Brian Josephson nhận Giải Nobel Vật lí.

1973: John Bardeen, Leon Cooper và Robert Schrieffer nhận Giải Nobel Vật lí.

1981: Klaus Bechgaard và các đồng nghiệp tìm thấy sự siêu dẫn ở một chất muối – chất hữu cơ đầu tiên siêu dẫn ở một áp suất tùy ý. Cho đến nay, chất siêu dẫn hữu cơ có nhiệt độ TC cao nhất là Cs3­C60 ở 38 K.

1986: Georg Bednorz và Alexander Muller tìm thấy sự siêu dẫn ở 30 K, cao hơn giới hạn 20 K của lí thuyết BCS, và không thấy ở kim loại mà ở ceramic.

1987: Paul Chu và đội của ông phá vỡ rào cản nitrogen lỏng 77 K và phát hiện thấy sự siêu dẫn ở 93 K trong một hợp chất gồm yttrium, barium, đồng và oxygen, ngày nay gọi là “YBCO”.

1987: Georg Bednorz và Alexander Muller nhận Giải Nobel Vật lí.

2001: Jun Akimitsu công bố rằng hóa chất đơn giản và rẻ tiền magnesium diboride (MgB2) siêu dẫn ở nhiệt độ tới 39 K.

2003: Alexei Abrikosov và Vitaly Ginzburg nhận Giải Nobel Vật lí.

2006: Hideo Hosono và các đồng nghiệp phát hiện thấy sự siêu dẫn ở một hợp chất chứa sắt. Nhiệt độ Tc cao nhất tìm thấy ở những chất liệu này cho đến nay là 55 K.

Theo Physics World, tháng 4/2011

Mời đọc thêm