Hiệp Khách Quậy Kết quảđo mức phông bức xạ môi trường tại ba trạm quan trắc phóng xạ tại Hà Nội (2 trạm) và Đà Lạt cũng như kết quảđo nồng độ các nhân phóng xạ trong bụi khí tại Đà Lạt tính đến ngày 27/3/2011 cho thấy chưa có bất thường nào. Xin mời đọc tiếp.
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tổ Công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I |
THÔNG TIN TÌNH HÌNH SỰ CỐ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN FUKUSHIMA- I NHẬT BẢN (từ ngày 22/3 đến khoảng 15h00 ngày 23/3/2011) |
(Nguồn tin: JAIF, NISA và IAEA)
-Khói trắng tiếp tục thoát ra từ tổ máy số 1, 2, 3 và 4.
-Tính đến 9:30 ngày 26/3 (7:30 giờ Việt Nam), nhiệt độ bể chứa nhiên liệu đã cháy của Tổ máy số 2 tăng lên 57oC, nhưng đã ổn định. Trong ngày 26/3, nhiệt độ bể chứa nhiên liệu đã cháy của tổ máy số 5 và 6 tăng nhẹ, ở mức 42,8oC và 30oC.
-Từ 16:40 ngày 26/3 giờ Nhật Bản (14:40 giờ Việt Nam), việc chiếu sáng đã được khôi phục tại phòng điều khiển chính của Tổ máy số 2. Như vậy đến nay phòng điều khiển chính của các tổ máy số 1, 2 và 3 đã được chiếu sáng trở lại. Một vài dụng cụđo đạc đã hoạt động trở lại ở các tổ máy số 1, 2 và 4. Số thiết bị khác còn lại chưa thể xác định khi nào có thể hoạt động.
-Việc phun nước ngọt vào vùng hoạt lò phản ứng của tổ máy số 1, 2 và3 đang được tiến hành trong khi việc xả áp từ lớp bảo vệ bằng bê tông cốt thép của các tổ máy này đang tiếp tục được tạm dừng.
(Nguồn: JAIF, NISA, Trung tâm Ứng phó Tình trạng khẩn cấp và sự cố của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế ( IAEA/IEC), website IAEA)
a) Trong khu vực nhà máy
-Mức độ phóng xạđo được tại cổng chính nhà máy lúc 7:00 ngày 27/3 giờ Nhật Bản
(5:00 giờ Việt Nam) là 136,3 μSv/h, lúc 12:00 ngày 27/3 (10:00 giờ Việt Nam) là 134,6 μSv/h.
- Ngày 26/3, NISA đã công bố kết quảđo đạc nồng độ phóng xạ trong nước đọng tại tầng hầm tòa nhà tuốc-bin của Tổ máy 1:
Nhân phóng xạ | Nồng độ (Bq/cm3) |
---|---|
Cl-38 | 1,6x106 |
As-74 | 3,9x102 |
Y-91 | 5,2x104 |
I-131 | 2,1x105 |
Cs-134 | 1.6x105 |
Cs-136 | 1,7x104 |
Cs-137 | 1,8x106 |
La-140 | 3,4x102 |
-Đã phát hiện thấy mức độ bức xạ cao trên bề mặt nước đọng ở tầng hầm tòa nhà tuốcbin của cả 3 tổ máy số 1, 2 và 3 với sốđo lần lượt là: 60 mSv/h (Tổ máy 1), trên 1000 mSv/h (Tổ máy 2) và 750mSv/h (Tổ máy 3). NISA cho rằng nước nhiễm xạ cao có lẽ do rò rỉ từ lò phản ứng hơn là do từ bể chứa nhiên liệu đã cháy, vì kết quả phân tích mẫu nước cho thấy sự xuất hiện của một số nhân phóng xạ có thời gian bán rã ngắn. Để công việc khắc phục sự cố không bịđình trệ, TEPCO đã bắt đầu tiêu nước ở Tổ máy 1 và chuẩn bị tiến hành tiêu nước ở tổ máy 2 và 3. Nước nhiễm xạ sẽ được chứa trong bể ngưng tụ của tòa nhà tuốc-bin.
- Lúc 22:00 ngày 26/3 giờ Nhật Bản (20:00 giờ Việt Nam), suất liều tại bể triệt áp và bên trong lớp bảo vệ bê tông cốt thép của lò phản ứng Tổ máy số 3 đã giảm từ 36,1 Sv/h xuống còn 1,4 Sv/h.
b) Bên ngoài nhà máy
Ngày 26/3, nhóm chuyên gia IAEA tiếp tục tiến hành kiểm xạ tại Tokyo và vùng phía Nam Tokyo thuộc tỉnh Kanagawa. Suất liều gamma đo được dao động từ 0,05-0,2 μSv/h. Một nhóm khác đo tại các điểm có khoảng cách 23-97 km theo hướng Nam và Tây-Nam tính từ nhà máy. Kết quả: suất liều dao động từ 0,73-8,8 μSv/h và nhiễm bẩn beta-gamma dao động từ 0,020,4 MBq/m2.
c) Về phóng xạ trong thực phẩm, sữa và nước uống
-Nhật Bản cho biết, trong mẫu sữa tươi chưa qua chế biến đo được tại 2 tỉnh (Ibaraki, Tochigi) lượng I-131 đã nhỏ hơn giới hạn cho phép. Còn tại 4 tỉnh Chiba, Gunma, Kanagawa, Saitama và thủđô Tokyo, không có I-131. Và trong các mẫu sữa này cũng không phát hiện thấy Cs-137.
-Mẫu rau chân vịt và một số loại rau lá khác từ hai tỉnh Ibaraki và Tochigi có lượng I-131 và Cs-137 vẫn trên giới hạn cho phép. Tuy nhiên, không thấy có I-131 và Cs-137, hoặc có nhưng với lượng nhỏ hơn giới hạn cho phép trong các mẫu lấy từ 4 tỉnh Chiba, Gunma, Kanagawa, Saitama và thủđô Tokyo.
- Ngày 27/3, kết quả phân tích nồng độ I-131 và Cs-137 mẫu đất của Tokyo và một số tỉnh được cập nhật như sau (đơn vị tính: Bq/m2):
Địa điểm | 26-27/3 | 24-25/3 | |||
---|---|---|---|---|---|
I-131 | Cs-137 | I-131 | Cs-137 | ||
Tochigi (Utsonomiya) | 670 | 63 | 570 | 54 | |
Gunma (Meebashi) | 37 | không phát hiện thấy | 27 | không phát hiện thấy | |
Saitama (Saitama) | 91 | 16 | 160 | 17 | |
Chiba (Ichihara) | 320 | 86 | 130 | 23 | |
Tokyo (Shinjuku) | 220 | 12 | 173 | 37 | |
Kanagawa (Chigasaki) | 28 | 14 | 39 | 7,7 | |
Yamanashi (Kouhu) | không phát hiện thấy | 10 | 9,2 | không phát hiện thấy | |
Yamagata (Yamagata) | 7500 | 1200 | 150 | 150 | |
Ibaraki (Hitachinaka) | 860 | 160 | 480 | 99 | |
Iwate (Morioka) | 190 | 2,5 | 2,8 | 0,34 |
d) Đo phóng xạ môi trường biển
Phân tích một số mẫu nước biển lấy từ 21-25/3 tại khu vực 330m tính từ cống xả của nhà máy, lượng phóng xạđo được cao nhất vào ngày 25/3 với kết quả: 50.000 Bq/l (I-131), 7200 Bq/l (Cs-137) và 7000 Bq/l (Cs-134). Giới hạn đối với các đồng vị này là 40 Bq/cm3; 90 Bq/l và 60 Bq/l. Ngoài ra còn phát hiện thêm một số đồng vị có chu kỳ bán rã ngắn.
VÀO MÔI TRƯỜNG
a) Số liệu hạt nhân phóng xạ môi trường từ Trung tâm dữ liệu quốc gia của Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBTO) thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam
Các ô hình tròn màu vàng và màu tím ở hình dưới là vị trí các trạm quan trắc phát hiện thấy hạt nhân phóng xạ:
Trạm quan trắc JPP38 đặt tại Nhật Bản nằm gần nhà máy Fukushima I phát hiện được ít nhất 3 hạt nhân phóng xạ từ phản ứng kích hoạt và khoảng 13 hạt nhân phóng xạ từ phản ứng phân hạch.
Hướng gió đang đẩy đám mây phóng xạ di chuyển về phía Thái Bình Dương và tiến vào Hoa Kỳ và Canada, hiện đã qua Đại Tây Dương và chạm đến Châu Âu, nên các trạm quan trắc đặt tại Hoa Kỳ và Canada đều phát hiện được các hạt nhân phóng xạ từ phản ứng kích hoạt neutron và nhiều hạt nhân phóng xạ từ phản ứng phân hạch. Còn các trạm đặt tại Châu Âu như Nga, Thụy Điển, Na Uy, Iceland chỉ phát hiện được I-131.
Tại Đông Nam Á, trạm tại Phillipines đã phát hiện thấy các hạt nhân phóng xạ còn trạm đặt tại Malaysia vẫn chưa phát hiện được gì, vì đám mây phóng xạ vẫn chưa tới khu vực này.
Hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ
Hình ảnh mô phỏng cho vùng Đông Nam Á trong các ngày 27, 28/3:
Ngày 28/3
Thông tin chi tiết xin xem tại Website của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam: http://www.vaec.gov.vn.
b) Kết quả tính toán phát tán nhân phóng xạ từ 23-26/3/2011
của Cơ quan khí tượng Nhật Bản
4. SỐ LIỆU ĐO PHÓNG XẠ VÀ PHÔNG BỨC XẠ GAMMA TRONG KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM
Kết quả kiểm xạ môi trường tại Trạm quan trắc Đà Lạt (26 –27/3/2011)
TT | Khoảng thời gian | Hướng gió | Tốc độ gió | Tổng hoạt độ bêta trong son khí | Suất liều gamma môi trường (μSv/h) | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
(m/s) | (Bq/m3) | Trung bình | Thấp nhất | Cao nhất | |||
1 | 19 giờ (26/3/2011)– 1 giờ (27/3/2011) | Đông- Đông Bắc | 2 - 5 | 0,18 | 0,15 | 0,22 | |
2 | 1 – 7 giờ (27/3/2011) | Đông- Đông Bắc | 2 - 3 | 0,04±0,01 | 0,19 | 0,16 | 0,20 |
3 | 7 – 13 giờ (27/3/2011) | Đông Bắc | 3 - 5 | 0,18 | 0,12 | 0,24 | |
4 | 13 – 15 giờ (27/3/2011) | Đông Bắc | 5 - 10 | 0,15 | 0,12 | 0,18 |
Chỉ tiêu | Giá trị quan trắc | Mức phông |
---|---|---|
K-40 trong mẫu son khí (μBq/m3) | 8 ± 3 | 3 ÷ 50 |
Be-7 trong mẫu son khí (μBq/m3) | 1081 ± 47 | 400 ÷ 4400 |
U-238 trong mẫu son khí (μBq/m3) | 0,9 ± 0,3 | 0,2 ÷ 7,5 |
Th-232 trong mẫu son khí (μBq/m3) | 1,40 ± 0,41 | 0,35 ÷ 4,69 |
Trong bụi khí chỉ quan trắc thấy các đồng vị phóng xạ tự nhiên là: Be-7 có nguồn gốc từ tia vũ trụ, K-40, Th-232 và U-238 có nguồn gốc từ bụi đất.
b) Số liệu của Trung tâm ứng phó sự cố - Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tại Hà Nội
Ngày | Giá trị trung bình µSv/h | Giá trị lớn nhất µSv/h | Giá trị nhỏ nhất µSv/h |
---|---|---|---|
26/3/2011 | 0,159 | 0,171 | 0,144 |
27/3/2011 | 0159 | 0,171 | 0,146 |
Kết quảđo mức phông bức xạ môi trường tại ba trạm quan trắc phóng xạ tại Hà Nội (2 trạm) và Đà Lạt cũng như kết quảđo nồng độ các nhân phóng xạ trong bụi khí tại Đà Lạt tính đến ngày 27/3/2011 cho thấy chưa có bất thường nào.
* * *
Tổ Công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục theo dõi và cung cấp thông tin kịp thời.
Tổ công tác của Bộ KH&CN đã được thành lập bao gồm các nhà quản lý và chuyên gia của Viện Năng lượng nguyên tử, Cục An toàn và bức xạ hạt nhân, Cục năng lượng nguyên tử nhằm cung cấp thông tin chính xác về tình hình sự cố của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I do ảnh hưởng của động đất và sóng thần.
Theo đó, Tổ công tác sẽ chịu trách nhiệm thu thập và xử lý thông tin từ nguồn tin của Nhật Bản, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, Hội hạt nhân thế giới và các đài truyền hình quốc tế. Thông tin sẽ được cung cấp cho các cơ quan truyền thông hàng ngày cho đến khi sự cố được xử lý xong ở Nhật Bản. |
Liên tục cập nhật
Thông tin từ Tia Sáng - Bộ KH&CN