Hiệp Khách Quậy Dominique-François-Jean Arago, thường được gọi đơn giản là François Arago, sinh ngày 26 tháng 2 năm 1786, tại Eastagel, Pháp. Sinh ra trong một gia đình chính khách, Arago được hưởng nền giáo dục kinh điển, ban đầu tại Perpignan và sau đó tại trường Bách khoa École ở Paris, Xin mời đọc tiếp.
Dominique-François-Jean Arago, thường được gọi đơn giản là François Arago, sinh ngày 26 tháng 2 năm 1786, tại Eastagel, Pháp. Sinh ra trong một gia đình chính khách, Arago được hưởng nền giáo dục kinh điển, ban đầu tại Perpignan và sau đó tại trường Bách khoa École ở Paris. Năm 1809, ở tuổi 23, Arago trở thành giáo sư hình học giải tích tại trường Paris danh giá và sau đó là giám đốc Đài thiên văn Paris. Quan tâm nhiều lĩnh vực khoa học đa dạng, nhưng những đóng góp to lớn nhất của Arago là trong ngành quang học, thiên văn học, và điện từ học. Là một người ủng hộ nền cộng hòa, Arago còn là một nhà hoạt động chính trị, và sau này ông là một chính khách có tiếng.
Trong thế kỉ thứ 19, đã có một cuộc tranh cãi lớn về bản chất của ánh sáng. Các nhà khoa học thường ủng hộ một trong hai quan điểm: hoặc ánh sáng tồn tại ở dạng hạt, hoặc ánh sáng tồn tại ở dạng sóng. Arago nổi tiếng nhất là vì đã giúp giải quyết cuộc tranh luận này. Ban đầu là một người ủng hộ thuyết hạt, nhưng nghiên cứu sự phân cực mà ông thực hiện hợp tác với Augustin-Jean Fresnel đã làm thay đổi suy nghĩ của ông. Năm 1811, hai nhà khoa học phát hiện thấy hai chùm ánh sáng bị phân cực theo hướng vuông góc nhau không giao thoa, cuối cùng mang lại sự phát triển lí thuyết sóng ánh sáng là sóng ngang.
Arago nhận ra nếu ánh sáng thật sự là sóng, thì vận tốc của nó sẽ giảm khi nó đi vào một chất đậm đặc hơn. Do đó, ông đã xác định rằng cách duy nhất để chứng minh ánh sáng truyền đi ở dạng sóng là đo vận tốc của nó trong hai môi trường khác nhau. Năm 1833, ông đã mô tả một loạt thí nghiệm phức tạp, kế hoạch sử dụng nước và không khí làm môi trường truyền ánh sáng, nhưng công việc của ông bị hoãn lại vì những tình huống nằm ngoài sự kiểm soát của ông. Các trục trặc xảy ra với thiết bị phòng thí nghiệm, tình hình xáo trộn chính trị, và tầm nhìn nông cạn đã làm cản trở sự tiến bộ, nhưng cuối cùng thì các phép kiểm nghiệm đã được thực hiện vào năm 1850, mặc dù không phải do Arago làm. Armand Fizeau và Jean-Bernard-Leon Foucault đã thực hiện nghiên cứu trên, hoàn thành công trình của Arago trước khi ông qua đời ba năm và xác nhận cho giả thuyết của ông.
Arago không chỉ nổi tiếng vì những kết quả khoa học của riêng ông, mà còn vì tầm ảnh hưởng của ông đối với nghiên cứu của những người khác nữa. Trong những năm 1820, Arago đã thực hiện vô số thí nghiệm về mối liên hệ giữa nam châm và dòng điện. Một nhà khoa học người Pháp khác, Andre Ampere, đã bị kích thích bởi nghiên cứu của ông và hai người đã quyết định hợp tác với nhau. Công trình của họ cuối cùng đã truyền cảm hứng cho Michael Faraday lí giải sự cảm ứng điện từ. Arago còn là người nối nhịp trong sự thành công và tài trợ của kĩ thuật xử lí ảnh của Louis-Jacques-Mandé Daguerre, gọi là phép chụp ảnh Daguerre, và hướng dẫn các nghiên cứu trực tiếp dẫn tới sự khám phá ra vị trí của Hải Vương tinh do Urbain-Jean-Joseph Le Verrier thực hiện.
Nguồn: micro.magnet.fsu.edu