Hiệp Khách Quậy Chính ông là người sáng lập lý thuyết số hiện đại, trong đó có 2 định lý nổi bật: định lý nhỏ Fermat và định lý lớn Fermat. Chúng ta quá quen thuộc nguyên lý Fermat về truyền sáng, đó là một định luật quan trọng của quang học. Xin mời đọc tiếp.
Pierre de Fermat sinh ngày 17 tháng 8 năm 1601 tại Pháp, ông mất lúc 63 tuổi, vào năm 1665. Fermat là một học giả vĩ đại, một nhà toán học nổi tiếng và là cha đẻ của lý thuyết số hiện đại.
Fermat xuất thân từ một gia đình khá giả, ông học ở Toulouse và lấy bằng cử nhân luật dân sự rồi làm chánh án nhưng lại vô cùng say mê toán học với thói quen nổi tiếng là ghi các ghi chú bên lề các quyển sách. Người ta biết đến ông không phải là một nhà toán học mà là một luật sư.
Mãi sau khi Fermat mất, người con trai mới in dần các công trình của cha kể từ năm 1670. Năm 1896, hầu hết các tác phẩm của Fermat được ấn hành thành 4 tập dày. Qua đó, người đời vô cùng ngạc nhiên và khâm phục trước sức đóng góp dồi dào của ông.
Chính ông là người sáng lập lý thuyết số hiện đại, trong đó có 2 định lý nổi bật: định lý nhỏ Fermat và định lý lớn Fermat (còn gọi là định lý cuối cùng của Fermat). Chúng ta quá quen thuộc nguyên lý Fermat về truyền sáng, đó là một định luật quan trọng của quang học.
Hôm nay, tròn 410 năm ngày sinh Fermat, Google kỉ niệm nhà "toán học" vĩ đại này bằng logo in định lý cuối cùng của Fermat với một dòng chú thích "nhái" lại "lời nguyền" lịch sử:
"I have discovered a truly marvelous proof of this theorem, which this doodle is too small to contain"
(Tôi đã phát hiện ra cách chứng minh điều kì diệu của lý thuyết này, nhưng doodle [Chỉ logo Google] này quá nhỏ)
Định lý lớn Fermat lớn trên Google doodle
Quay lại lịch sử, năm 1637, Fermat đã ghi bên lề quyển sách cổ Hi lạp, Arithmetica Viết bởi Diophantus vào khoảng năm 250 AD: "Tôi đã tìm ra được cách chứng minh nhưng lề giấy quá nhỏ để ghi điều này". "Lời nguyền" này của nhà "toán học" và luật sư người Pháp đã làm đau đầu bào thế hệ đi sau. Hành trình tìm kiếm mấy trăm năm để giải thách đố này cùng với sự phức tạp của lời giải hàng trăm trang từ bao thế hệ các nhà toán học đã làm người ta vừa nghi ngờ dòng ghi chú của Ông vừa tò mò và thán phục.
Lời giải của định lý lớn Fermat là một minh chứng rỏ ràng cho mối liên hệ giữa các vấn đề số học và hình học giải quyết bằng công cụ đại số mà chương trình Langlands là một chương trình lớn đặt ra với tham vọng thống nhất chúng (Bổ đề cơ bản là một phần chương trình này). Người ta dự đoán chương trình này sẽ còn kéo dài mấy trăm năm nữa. Hiện tại thì chương trình này đã đóng góp 2 giải thưởng Fields sau khoảng 40 năm khởi động.
Một mẫu tem của Pháp nhân kỉ niệm 400 năm ngày sinh Pierre de Fermat