Trưng bày các ngón tay bị đánh cắp của Galileo sau gần 400 năm ngày mất của ông

Hiệp Khách Quậy Một chiếc răng, một ngón tay cái và một ngón tay khác cắt từ cơ thể của nhà thiên văn nổi tiếng thời Phục hưng Galileo sẽ được đưa ra trưng bày trong tuần này tại Florence sau khi một nhà sưu tập nghệ thuật tìm thấy một cách tình cờ hồi năm ngoái. Xin mời đọc tiếp.

Một chiếc răng, một ngón tay cái và một ngón tay khác cắt từ cơ thể của nhà thiên văn nổi tiếng thời Phục hưng Galileo sẽ được đưa ra trưng bày trong tuần này tại Florence sau khi một nhà sưu tập nghệ thuật tìm thấy một cách tình cờ hồi năm ngoái.

Các bộ phận cơ thể trên, cùng với một ngón tay khác và một đốt sống, do các nhà khoa học và sử học cắt ra từ thi hài của Galileo trong lễ mai táng 95 năm sau khi ông qua đời vào năm 1642.

“Dân thường tham dự buổi lễ cứ nghĩ rằng họ sẽ có một số đồ lưu niệm từ cơ thể của Galileo”, Paolo Galluzzi, giám đốc Bảo tàng Galileo ở Florence, nói. “Họ nghĩ việc có một mảnh nhỏ của cơ thể nhân vật nổi tiếng ấy sẽ là một sự tôn kính đối với ông. Ý tưởng muốn có các di vật khoa học rất giống như vậy, nó là một cái gương soi của các di vật tín ngưỡng”, ông nói.

alt

Một phụ nữ đang quan sát hai ngón tay của nhà thiên văn Italy thế kỉ 17 Galileo Galilei trưng bày tại Bảo tảng Khoa học Galileo mới mở cửa trở lại ở Florence.

Các di vật trên, cùng với hai chiếc kính thiên văn, một la bàn và nhiều dụng cụ khác do Galileo thiết kế, là sức thu hút chính tại Bảo tàng Galileo vừa tân trang lại – và đặt tên lại – mở cửa trở lại vào hôm 10 tháng 6, sau hai năm sửa chữa, nâng cấp.

Trong khi một trong các ngón tay của Galileo và đốt sống trên đã được gìn giữ ở Florence và Padua kể từ năm 1737, thì ngón tay kia, ngón tay cái và chiếc răng đã rơi từ tay nhà sưu tập này đến nhà sưu tập khác cho đến khi chúng bị thất lạc vào năm 1905.

Alberto Bruschi, một nhà sưu tầm nghệ thuật Florence nổi tiếng, đã tình cờ mua được chúng với các di vật tín ngưỡng khác hồi tháng 10 năm ngoái tại một phiên bán đấu giá, nơi chúng được bán như những đồ tạo tác chưa được nhận dạng đựng trong một thùng gỗ thế kỉ 17.

Nguồn: BBC

Galileo, tên khai sinh là Galilei Galileo, sinh ở Pisa, năm 1564, được xem là một trong những cha đẻ của khoa học hiện đại.

alt

Galileo bị Tòa dị giáo tuyên phạt và trải qua tám năm bị cầm chân ở nhà riêng vì đã phổ biến các quan điểm của Copernicus về các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt trời.

Các thành tựu của ông bao gồm sự phát triển kính thiên văn và quan sát thấy Trái đất quay xung quanh Mặt trời.

Một nhà vật lí người Anh từng nói: “Galileo, có lẽ hơn hết thảy bất cứ cá nhân nào, là người khai sinh ra khoa học hiện đại”.

Nhưng ông là kẻ thù của Giáo hội Cơ đốc, mà ông là một thành viên, bởi việc thách thức các giáo điều của Giáo hội.

Cuối cùng, thì các giáo sĩ đã tố cáo ông trước Tòa dị giáo Roma vào năm 1615 vì sự ủng hộ của ông đối với quan điểm nhật tâm về vũ trụ.

Mặc dù rõ ràng ông chẳng phạm tội gì vào lúc ấy, nhưng Giáo hội đã kết án niềm tin của ông là “sai lầm và trái với Kinh thánh” và Galileo hứa sẽ ngừng quảng bá nó.

Nhưng năm 1632, khi ông bảo vệ các quan điểm của mình trong tác phẩm nối tiếng nhất của ông, Đối thoại về hai hệ thống thế giới chính, một lần nữa ông lại bị Giáo hội kết tội.

Giáo hội nhận thấy ông “chắc chắn là dị giáo”, và Galileo buộc phải rút lui và trải qua phần còn lại của cuộc đời ông dưới sự quản thúc tại gia.

Tuy nhiên, sau khi ông qua đời, bằng chứng cho một vũ trụ nhật tâm đã trở nên hiển nhiên đến mức sự chống đối Vatican ngày một mãnh liệt hơn.

Năm 1737, cuối cùng họ đã cho phép di hài của ông được chôn dưới đất thánh và hiện nay ông yên nghỉ tại nhà thờ Santa Croce ở Florence, đối diện với mộ của Michelngelo.

Lúc này, vì ông đã quá nổi tiếng, nên người ta quyết định các bộ phận cơ thể ông phải được lấy ra khỏi mộ và gìn giữ cho con cháu về sau.

alt

Các kính thiên văn của Galileo trưng bày tại viện bảo tàng mới đặt tên lại.

Giovanni Targioni Tozzetti, một nhà nghiên cứu lịch sử khoa học, người đã cắt ra các bộ phận cơ thể Galileo và viết về lễ tưởng niệm trên, “thú nhận rằng ông nhận thấy khó mà cưỡng nổi sức cám dỗ để đánh cắp chiếc sọ đã chứa trí tuệ ngoại hạng ấy”, viện bảo tàng Galileo cho biết như vậy.

“Mong muốn của tôi là một lúc nào đó, những ngón tay đó cùng với chiếc răng sẽ được đặt cùng với ông trong mộ của ông”, Bruschi nói. “Như vậy, nếu một ngày nào đó ông có đứng dậy từ nấm mộ của mình, thì ông sẽ có một cơ thể trọn vẹn”.

  • Trọng Khương (theo Daily Mail)
Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm