Hiệp Khách Quậy Nếu tính linh hoạt của loài kiến khiến bạn e ngại, thì hãy xem xét điều này: Nhìn ở nhiều phương diện, chúng là loài động vật duy nhất ngoài họ hàng thú có dân cư phong phú như loài người. Và, giống như chúng ta, chúng phân bố gần như khắp hành tinh Trái đất. Xin mời đọc tiếp.
Có mặt khắp thế giới
Nếu tính linh hoạt của loài kiến khiến bạn e ngại, thì hãy xem xét điều này: Nhìn ở nhiều phương diện, chúng là loài động vật duy nhất ngoài họ hàng thú có dân cư phong phú như loài người. Và, giống như chúng ta, chúng phân bố gần như khắp hành tinh Trái đất.
Kiến có quê hương ở khắp các lục địa, trừ Nam cực ra, nhưng kiến Argentina thì không chỉ sống trong lãnh thổ của chúng ở Nam Mĩ. Bằng cách “quá giang” trên máy bay, xe tải, và tàu thủy, nhóm động vật này đã đi khắp thế giới; trong ảnh chúng đang xé toạc một con kiến lớn ra làm thức ăn đấy.
Một số nhà khoa học xem kiến Argentina là một siêu bầy khổng lồ phân tán khắp toàn cầu. Chúng sẽ xé toạc những loài khác ra từng mảnh, nhưng khi kiến đến từ một bầy ở Argentina gặp gỡ những người anh em của chúng ở Nhật Bản, thì những kẻ họ hàng đã thất lạc lâu ngày vẫn làm ăn hòa thuận với nhau.
Ảnh: Alex Wild
Khởi nghĩa nô lệ kiến
Kiến có thể là xấu xa, có kỉ luật, và “khủng bố”. Nhưng trong khi một số con sẽ tấn công bất kì mối đe dọa nào trên đường đi của chúng – kể cả con người – thì phần lớn hành vi tàn nhẫn của chúng là dành riêng cho những loài kiến khác.
Chiếm hữu nô lệ: Loài kiến châu Mĩ Protomognathus tấn công những bầy kiến nhỏ hơn gọi là Temnothorax, đánh cắp con nhỏ của chúng, mang chúng về bầy của kẻ xâm lược, và buộc chúng sống cuộc đời quy phục chăm sóc kiến con của “nhà chủ”.
Kiến Temnothorax không phải là loài duy nhất có thể bị thống trị bởi một đối thủ mạnh hơn, mà chúng là loài duy nhất người ta từng thấy đã nổi lên “khởi nghĩa nô lệ”. Người ta đã quan sát thấy các tù nhân Temnothroax ra tay tàn sát một số con kiến Protomognathus mà “nhà chủ” giao cho chúng trông nom.
Ảnh: Alexandra Achenbach/ Đại học Ludwig-Maximilians
Cầu dây kiến
Một số loài kiến có một tài năng bí mật khác nữa: Chúng là những nghệ sĩ nhào lộn. Ở những loài nhất định, nếu cướp phá cần băng qua một khoảng trống đến một nhành cây khác, thì các con kiến sẽ xây dựng một chiếc cầu trên cơ thể của chúng để cho phép các bạn đồng liêu đi qua.
Kì công này đã được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Nigel Franks ở trường đại học Bristol, Anh quốc, đã bố trí một miếng gỗ cho những con kiến háu chiến Panamanian đi qua, nhưng ông khoan những cái lỗ để cản trở hành trình của chúng. Từng con kiến một vắt cơ thể của chúng trên những cái lỗ để bắt đầu đi qua. Trong khi đó, những con kiến khác thì kiểm tra những cái lỗ để xác định xem những cá thể nào có kích cỡ thích hợp làm cầu nối.
Ảnh: iStockphoto
Những người lính du kích
Một số con kiến là binh lính, và số khác thì là nông dân – kiến cắt lá vốn nổi tiếng cắt gọn những mảng lớn chất liệu thực vật về bầy của chúng, trên đó chúng trồng một loại nấm mà chúng thích ăn.
Kiến Allomerus cũng trồng nấm, nhưng không ăn. Thay vào đó, chúng khai thác sợi cây và những chất liệu khác và sử dụng nấm làm chất keo để làm bẫy trên nhành cây. Cấu trúc bẫy gồm những cái lỗ nhỏ trong đó kiến nằm phục kích, bên ngoài không nhìn thấy. Khi một con côn trùng lớn bay vào bẫy, chúng chạy vọt ra và lao vào con mồi, giết chết nó với cú đốt liên tục trước khi xé nó ra và mang nó đi.
Ảnh: Alain Dejean và Jerome Orivel
Bảo vệ các đối tác
Các loài kiến có thể là độc ác và hung bạo, nhưng chúng cũng có thể là nhân từ.
Một loài kiến thích sống hòa bình cộng sinh với các cây bông tai và những con rệp bé nhỏ. Cây bông tai cung cấp một chất sáp cho các con rệp ăn; sau đó chúng tiết ra dịch ngọt, một món ngon và bổ dành cho kiến. Về phần mình, các con kiến chạy tới lui làm dịch vụ bảo an, chiến đấu chống lại những kẻ xâm lăng muốn tiêu diệt cả hai.
Ảnh: flickr/ViaMoi
Tống tiễn kẻ đã khuất
Nhiều người trong chúng ta thấy một ai đó thẫn thờ như sắp chết, và cho rằng người đó đang thất tình. Nhưng kiến Argentina thì không. Nếu chúng nghĩ một bạn đồng chí đã ra đi, thì chúng sẽ mang nó ra bãi tha ma, cho dù là con vật xấu số vẫn đang động đậy.
Nguyên nhân cho hành vi này là trong quãng đời của chúng, kiến Argentina phát ra một tín hiệu hóa chất để biểu thị chúng đang sống. Nhà sinh vật học Dong-Hwan Choe gần đây đã phát hiện ra rằng nếu ông làm ức chế hóa chất đó, thì những con kiến làm nhiệm vụ mai táng của bầy sẽ cho rằng con kiến ấy đã chết và sẽ vác nó bỏ ra ngoài, cho dù là nạn nhân còn sống kia có phản đối kịch liệt đi chăng nữa.
Ảnh: Tư liệu của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kì
Dạy lẫn nhau
Chẳng có gì bất thường cho một con vật đi theo một con khác đến chỗ nguồn thức ăn, nhưng cách thức chạy tới chạy lui xảy ra với kiến Temnothorax khiến một số nhà nghiên cứu gọi hành vi đó là sự dạy học chính thức đầu tiên từng trông thấy ở các loài động vật.
Kiến thầy giáo hướng dẫn các học trò “chạy tiếp sức”, chỉ ra một lộ trình mới – nhưng các học trì tự mình quyết định tốc độ chạy. Trông tựa như là học hỏi địa hình mới, và chỉ khi nào đã sẵn sàng thì mới nhấc chân lên chạy.
Kiến thầy giáo sẽ đến chỗ thức ăn nhanh hơn 4 lần nếu nó bỏ học trò lại ở đằng sau, nhưng các con kiến đều học được bài học mà mọi thầy giáo con người đều biết: Dạy học đòi hỏi sự kiên nhẫn lớn.
Ảnh: Nigel Franks & Tom Richardson
Biến thành thây ma và rơi đầu
Kiến lửa ở Nam Mĩ có một nữ thần báo ứng, đó là ruồi phorid, chúng làm chủ trí não của kiến. Sau khi ruồi cái đưa trứng vào bên trong cơ thể kiến, ấu trùng di chuyển lên đầu kiến và buộc nó đi ra khỏi tổ.
Sau một thời gian, ấu trùng nở, từ đó làm rụng đầu kiến xuống.
Vì ruồi chỉ giáng số mệnh này xuống những con kiến lửa xâm lăng chứ không gây hại cho những loài kiến khác, nên các viên chức bang Texas ở Mĩ đã bắt đầu thả ruồi phorid với hi vọng ngăn cản được sự lan tràn của giống kiến lửa phá phách trên.
Ảnh: USDA/Sanford Porter
Nữ quốc sinh sản vô tính
Trong số những loài động vật ăn thịt có giống bọ ngựa cầu nguyện, chúng ăn thịt bạn tình, với con cái ăn thịt con đực. Nhưng giống kiến Mycocepurus smithii thì chẳng cần con đực. Người ta chưa từng thấy một con đực nào thuộc giống này. Thay vì sinh sản theo kiểu tính dục bình thường, giống này sinh sản khi khi kiến chúa tự nhân giống với một cơ quan sinh sản thật khỏe mà các nhà khoa học vẫn chưa hiểu.
Một đội nghiên cứu ở trường đại học Arizona lần đầu tiên nghiên cứu giống kiến này vì khả năng của nó không chỉ trồng nấm, như kiến cắt lá vẫn làm, mà cả những hoa màu khác nữa. Nhưng khi các nhà nghiên cứu không tìm thấy bất kì con đực nào, họ đã tiến hành phân tích ADN và nhận thấy tất cả các con kiến đều là bản sao của nữ hoàng của chúng. Sự sinh sản vô tính bởi những con cái là hết sức hiếm, và độinc không biết giống kiến này đã phát triển hành vi kì lạ này của chúng cách nay đã bao lâu rồi.
Ảnh: Alex Wild
Hơn 100 triệu năm tuổi
Hơn 200 loài được phân loại là “kiến nhà binh” vì hành vi kì lạ và hay gây hấn của chúng – chúng tồn tại chủ yếu ở dạng du thủ du thực chứ không có tổ riêng, kiến chúa của chúng không thể bay, và chúng nổi tiếng tấn công con mồi với một bầy bao vây hết sức đông đúc.
Nhưng hành vi này phổ biến như thế nào thì vẫn là một bí ẩn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng hành vi này đã tiến hóa độc lập trên những lục địa khác nhau. Nhưng vào năm 2003, nhà nghiên cứu tại đại học Cornell, Sean Brady, đã công bố một bài báo kết luận rằng “hội chứng kiến nhà binh” đã tiến hóa riêng biệt trên siêu lục địa Gondwana, và đã bành trướng sự tàn bạo của chúng ra khắp thế giới kể từ đó.
Nếu đúng như vậy, thì giả thuyết này có nghĩa là kiến nhà binh đã khủng bố thế giới trong suốt hơn 100 triệu năm qua.
Ảnh: Alex Wild