Những bức ảnh ấn tượng của vành nhật hoa mặt trời

Hiệp Khách Quậy nhật thực, nhật thực toàn phần, nhật hoa, đĩa mặt trời, nguyệt thực, kì quan thiên nhiên, kì quan vũ trụ Xin mời đọc tiếp.

Bắn vọt ra hơn một triệu dặm vào chân không lạnh lẽo của không gian sâu thẳm, quầng hào quang rực lửa này là một trong những kì quan của vũ trụ.

Bị ép đuổi thành những xoáy cuộn khổng lồ dưới tác dụng của từ trường khủng khiếp của mặt trời, lớp vỏ khí siêu nóng này đẹp chẳng kém gì sự nguy hiểm của nó vậy.

Nó được gọi là nhật hoa và bình thường không thể trông thấy vì độ sáng của Mặt trời, một biển khí hydrogen đang sôi sùng sục ở nhiệt độ 10.000 độ C. Nhưng trong một kì nhật thực, Mặt trăng chặn lấy ánh sáng Mặt trời và nhật hoa hiện ra hết sức ngoạn mục.

Nhật hoa

Ảnh một kì nhật thực trên quần đảo Marshall vào tháng 7 năm 2009. Hình ảnh tuyệt đẹp cho thấy nhật hoa cấu thành nên ‘khí quyển’ của mặt trời một cách chi tiết đến bất ngờ khi Mặt trời bị Mặt trăng che khuất.

Hình ảnh kì lạ dưới đây là ảnh dựng phim, được ghép lại theo phương pháp số từ 38 bức ảnh chụp ở Mông Cổ vào tháng 8 năm 2008 bởi tay săn nhật thực kì cựu Miloslav Druckmuller.

Mặc dù có những khu vực màu hồng nho nhỏ do phơi sáng quá độ, nhưng kết quả vẫn là bức ảnh rõ nét nhất từ trước đến nay của hiện tượng kì lạ này. Để tìm hiểu nhật hoa phát sinh như thế nào, chúng ta hãy điểm qua một chút về sức mạnh kinh hoàng của Mặt trời.

Quả cầu lửa hydrogen và helium này, bề ngang 865.000 dặm, rộng hơn Trái đất 100 lần, và thể tích gấp một triệu lần Trái đất. Được cấp nguồn bằng phản ứng hạt nhân trong lõi của nó, nó là vật thể thống trị trên bầu trời của chúng ta.

Nhật hoa

Bức ảnh này được ghép từ 38 ảnh chụp riêng lẻ, thời gian phơi sáng từ 1/125 s đến 8 s.

Nhật hoa

Vừa rất nóng bỏng, chất khí ion hóa của nhật hoa (gọi là plasma) còn cực kì mỏng. Nó chưa tới một phần tỉ mật độ hydrogen cấu thành quả cầu chính của Mặt trời.

Mặt trời đã nóng, nhật hoa còn nóng hơn 200 lần – hơn một triệu độ C. Tại sao như vậy thì vẫn còn là một bí ẩn. Một số người tin rằng nó là kết quả của một dạng nóng lên gọi là sự cảm ứng – tương tự như hiện tượng ứng dụng trong các dụng cụ nhà bếp công nghệ cao.

Vừa rất nóng bỏng, chất khí ion hóa của nhật hoa (gọi là plasma) còn cực kì mỏng. Nó chưa tới một phần tỉ mật độ hydrogen cấu thành quả cầu chính của Mặt trời.

Kết quả kì cục của hiện tượng này là nếu, bằng một sự thần kì nào đó, bạn chạm tay mình vào nhật hoa, bạn sẽ bị buốt lạnh chứ không bị rán khô.

Mặc dù rất mỏng, nhưng nhật hoa vẫn có thể tung ra một đòn chết chóc. Thỉnh thoảng, bề mặt Mặt trời phun trào trong một cơn động đất mặt trời, một cơn bộc phát bão táp dữ dội và tai lửa. Thỉnh thoảng, những tai lửa này đủ mạnh để tống vọt những mảng lớn chất khí nhật hoa vào vũ trụ ở tốc độ hàng triệu dặm mỗi giờ.

Nhật hoa

Đây là quanh cảnh nhìn từ quần đảo Marshall, nơi Druckmuller đã chụp các bức ảnh. Ông là người chu du khắp thế giới để săn lùng nhật thực.

Năm 1859, một đợt phun trào dữ dội như thế đã tác động đến Trái đất, làm phát sinh một cực quang sáng rỡ trên bầu trời đêm (đủ sáng để đánh thức những người đổ xô đi đào vàng ở Klondyke) và đã làm gián đoạn phần lớn hệ thống điện báo mới triển khai của thế giới.

Mặc dù bão mặt trời không gây nguy hiểm cho con người một cách trực tiếp, nhưng sự kiện năm 1859 đủ mạnh để làm tan chảy các dây cáp bằng đồng. Nếu một sự kiện như thế xảy ra ngày nay, thì nó sẽ gây hỗn loạn khắp nơi và có thể làm cho nền kinh tế thế giới tuột dốc thật sự.

Mạng lưới điện của chúng ta sẽ cháy khô và các đường truyền điện thoại và internet sẽ bị ngừng hoạt động.

Nhưng có lẽ điều đó sẽ không xảy ra? Thật không may, không thể nói trước được – một số nhà khoa học dự báo một đợt phun trào nhật hoa vào hè năm 2012, khi Mặt trời được dự báo đi vào một pha ‘vui buồn thất thường’ mới.

Nhật thực

Một pha nhật thực toàn phần chỉ được nhìn thấy trên một dải hẹp trên Trái đất nằm trong vùng bóng của Mặt trăng.

Theo Daily Mail

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm