Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất năm 2012

Hiệp Khách Quậy Toàn cảnh vùng miệng hố Gale trên sao Hỏa phía trước xe tự hành Curiosity của NASA. Xin mời đọc tiếp.

Toàn cảnh vùng miệng hố Gale trên sao Hỏa phía trước xe tự hành Curiosity của NASA.

Một sợi plasma từ một tai lửa mặt trời cỡ trung bình do phi thuyền SDO chụp. Một số hạt từ đợt phun trào này đã đi tới Trái đất, gây ra hiện tượng cực quang lộng lẫy ở hai cực.

Felix Baumgartner nhảy ra từ tầng bình lưu, lập kỉ lục rơi tự do vượt quá tốc độ âm thanh.

Chân dung cận cảnh của tiểu hành Vesta do phi thuyền Dawn của NASA chụp.

Chụp vào năm 2011 nhưng 2012 mới công bố, xoáy cuộn hình số 8 do những dòng hải lưu tạo ra ở Nam Đại Tây Dương, gần quần đảo Falkland. Ảnh do vệ tinh Envisat của ESA chụp.

Chân dung Trái đất do vệ tinh quan sát địa cầu Suomi NPP của NASA chụp.

Vết khí thải của tên lửa Soyuz cất lên từ sân bay vũ trụ Baikonour mang phi đoàn Viễn chinh 33 lên trạm ISS.

Những đám mây dạ quang lần đầu tiên được chụp từ trên quỹ đạo khi các nhà du hành bay qua cao nguyên Tây Tạng vào tháng 6/2012.

Biển băng hình thành theo đường bờ biển Thái Bình Dương thuộc bán đảo Kamchatka do phi đoàn Viễn chinh 30 chụp vào tháng 3/2012. Những chi tiết nhỏ nhất trong bức ảnh này có kích cỡ vài mét.

Vùng hồ lớn ở Bắc Mĩ nhìn từ ISS.

Tinh vân hành tinh Helix, hay NGC 7293.

Tinh vân Cái mũ của Thần Thor chụp nhân dịp kỉ niệm 50 năm ESO hồi tháng 10/2012.

Ảnh chụp toàn cảnh một vùng vũ trụ với những chi tiết lạ, chất khí phát sáng và những ngôi sao mới. Tinh vân Carina.

Kính thiên văn vũ trụ Hubble đã chụp bức ảnh chi tiết nhất này của vùng lõi bụi của thiên hà Messier 82.

Sharpless 2-106, hay S106, một vùng đang hình thành hai ngôi sao. Trong ảnh, chất khí siêu nóng tỏa sáng màu xanh, còn màu đỏ là chất khí nguội hơn và bụi vũ trụ.

Một lát cắt của bầu trời do Kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp, ẩn phía xa là những thiên hà xa xôi nhất từng được quan sát cho đến nay.

Kính thiên văn vũ trụ Spitzer của NASA đã công bố vô số ảnh chụp trong vùng hồng ngoại. Trong ảnh là một tinh vân tìm thấy trong chòm sao Scutum.

Ngôi sao khổng lồ Zeta Ophiuchi lao đi nhanh đến mức nó tạo ra một cái chén sốc trong tinh vân lân cận. Những gợn mảnh lơ thơ này phát sáng trong vùng hồng ngoại và chỉ có thể nhìn thấy qua con mắt của kính thiên văn Spitzer.

Cận cảnh lốc xoáy tại cực bắc của Thổ tinh, do phi thuyền Cassini chụp vào tháng 11/2012.

Vành sao Thổ, cùng vệ tinh Enceladus ở phía trước và vệ tinh Titan lờ mờ phía sau. Ảnh do phi thuyền Cassini chụp từ cự li cách Enceladus 1 triệu km.

Chân dung Thổ tinh hồi đầu năm 2012. Vệ tinh nhỏ ở phía trước là Tethys.

Ánh sáng mặt trời tán xạ qua rìa khí quyển của vệ tinh Titan của sao Thổ. Có thể nhìn thấy ở phía dưới là những đám mây cao tạo nên lốc xoáy tại cực nam của Titan.

Thổ tinh có lẽ là hành tinh duyên dáng nhất trong hệ mặt trời. Ở gần bên Thổ tinh trong bức chân dung Cassini này là vệ tinh Mimas.

Tàu con thoi vũ trụ Discovery được cõng trên chiếc NASA 747 đang bay ngang qua thủ đô nước Mĩ hôm 17/04/2012, tiến về nơi yên nghỉ của nó là Trung tâm Steven F. Udvar-Hazy thuộc Bảo tàng Quốc gia Hàng không và Vũ trụ Mĩ.

Theo Universe Today

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm