Hiệp Khách Quậy Sau hành trình 8,5 tháng đi từ Trái đất, xe tự hành Curiosity của NASA đã tiếp đất Hành tinh Đỏ vào hôm 6 tháng 8, gây biết bao xúc động, nước mắt và hân hoan. Bức ảnh này là hình minh họa hiện trường lúc nó tiếp đất. Xin mời đọc tiếp.
Sau hành trình 8,5 tháng đi từ Trái đất, xe tự hành Curiosity của NASA đã tiếp đất Hành tinh Đỏ vào hôm 6 tháng 8, gây biết bao xúc động, nước mắt và hân hoan. Bức ảnh này là hình minh họa hiện trường lúc nó tiếp đất.
Kể từ khi tiếp đất, Curiosity đã phát hiện ra lòng sông cổ và những dấu hiệu phảng phất của những hợp chất gốc carbon. Nhưng mục tiêu hấp dẫn nhất vẫn còn ở phía trước: một ngọn núi cao 5 km tên gọi là Aeolis Mons, với những lớp trầm tích có thể chứa các manh mối cho khả năng của sự sống.
(Ảnh: NASA)
“Trông giống như là chúng tôi đã tóm được đuôi rồng vậy,” phát biểu của nhà du hành vũ trụ Don Pettit hôm 25 tháng 5, sau khi sử dụng một cánh tay rô bôt để giữ lấy phi thuyền vũ trụ Dragon SpaceX. Đây là lần đầu tiên một phi thuyền vũ trụ tư nhân neo đậu thành công với Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
Vào ngày 10 tháng 10, SpaceX đã lập thêm một kì công nữa với một chuyến hàng tiếp tế đầu tiên lên ISS và trở về hôm 28 tháng 10 cùng với những thí nghiệm khoa học quý giá và các mẫu sinh vật học.
(Ảnh: NASA)
Tìm thấy hành tinh ngoại gần Trái đất nhất
Sau những năm tháng tìm kiếm, hôm 17 tháng 10 các nhà thiên văn công bố rằng họ đã phát hiện ra một hành tinh cỡ Trái đất trong hệ sao Alpha Centauri, hệ sao gần chúng ta nhất, cách chúng ta chừng 4,2 năm ánh sáng.
Mặc dù hành tinh đó – trông tựa như cái được minh họa ở đây – có khả năng có thành phần đất đá giống như Trái đất, nhưng nó không phải là nơi để ở. Hành tinh đó quay quá gần ngôi sao của nó nên một năm của nó chỉ dài có ba ngày Trái đất, và bề mặt nóng khủng khiếp của nó phủ đầy dung nham núi lửa.
(Ảnh: ESO/L. Calçada)
Đó là một sự kiện thiên thể chỉ có thể nhìn thấy lần nữa vào tháng 12 năm 2117. Vào hôm 5 hoặc 6 tháng 6, tùy nơi bạn ở trên Trái đất, từ Trái đất chúng ta có thể nhìn thấy Kim tinh đi qua phía trước Mặt trời. Từ trước đến nay, người ta chỉ mới chứng kiến sáu lần đi qua như thế.
Các nhà nghiên cứu đã tất bật đo lượng ánh sáng mặt trời bị Kim tinh chắn mất lúc đi qua để tinh chỉnh các nghiên cứu tìm kiếm hành tinh ngoại đi qua ngôi sao chủ của chúng. Và ánh sáng mặt trời truyền qua khí quyển của Kim tinh có thể cung cấp manh mối về thành phần của nó, thành ra giúp gạn lọc các kĩ thuật nghiên cứu khí quyển của những hành tinh khác.
(Ảnh: Eckhard Slawik/Science Photo Library)
Felix Baumgartner lập nhiều kỉ lục mới cùng lúc khi anh nhảy ra từ độ cao 39 km trên bầu trời New Mexico và rơi tự do về phía Trái đất hôm 14 tháng 10. Kì tích, do đội Red Bull Stratos tài trợ, cho phép anh ta khẳng định kỉ lục chuyến bay khí cầu có người lái cao nhất và nhảy rơi tự do từ độ cao lớn nhất. Những phép đo sơ bộ cũng cho thấy Baumgartner là người đầu tiên vượt quá tốc độ âm thanh trong chuyển động rơi tự do: vận tốc tối đa của anh ta trên đường rơi xuống là 1342,8 km/h, hay Mach 1,24.
(Ảnh: Jay Nemeth/Red Bull Stratos)
Hôm 25 tháng 8, cả thế giới đã nói lời chia tay với con người đầu tiên từng đặt chân trên Mặt trăng. Nhà du hành Apollo 11 Neil Armstrong đã trở nên nổi tiếng nhất với câu hỏi “một bước nhỏ đối với một con người, một bước nhảy lớn đối với nhân loại” vào hôm 20 tháng 7, 1969.
Không thấy thoải mái trước danh tiếng mới nổi của mình, không bao lâu sau chuyến bay lên Mặt trăng, Armstrong đã nghỉ việc ở NASA trở lại quê hương Ohio của ông giảng dạy kĩ thuật hàng không tại trường Đại học Cincinnati. Ông qua đời sau ca phẫu thuật tim, thọ 82 tuổi.
(Ảnh: Sipa Press/Rex Features)
Bắt đầu khai khoáng các tiểu hành tinh
Được các tỉ phú Google hậu thuẫn, hồi tháng 4, công ti du hành vũ trụ tư nhân Planetary Resources đã công bố các kế hoạch bắt đầu khai khoáng các tiểu hành tinh. Hai nhà đồng sáng lập Eric Anderson (trái) và Chris Lewicki cho biết họ sẽ sử dụng công nghệ rô bôt NASA và du lịch vũ trụ để phóng 10 đến 15 kính thiên văn triển vọng lên quỹ đạo Trái đất trong 5 năm sắp tới.
Phi thuyền vũ trụ thám hiểm sẽ bay đến bất kì mục tiêu hứa hẹn nào để nghiên cứu thêm và cuối cùng là khai thác khoáng sản. Mục tiêu ban đầu là thu gom nước, chất có thể phân tách thành hydrogen và oxygen cho nhiên liệu tên lửa. Mục tiêu này sẽ cho phép công ti xây dựng những trạm tiếp khí liên hành tinh sẽ mở rộng lộ trình cho những chuyến bay vũ trụ dường dài.
(Ảnh: Brian Smale)
Công ti tư nhân khai thác du lịch Mặt trăng
Đồng thời với những rô bôt khai khoáng các tiểu hành tinh, một công ti tư nhân tên là Golden Spike cũng có kế hoạch đưa con người lên Mặt trăng. Alan Stern, một cựu lãnh đạo của Bam giám đốc Sứ mệnh Khoa học của NASA, công bố hôm 6 tháng 12 rằng đã đồng sáng lập ra công ti có trụ sở ở Colorado trên để thực hiện những chuyến bay đều đặn lên Mặt trăng bắt đầu vào năm 2020. Một thiết kế cho phi thuyền hạ cánh được giới thiệu trong ảnh minh họa này.
Các chính phủ, tập đoàn, và các cá nhân có thể mua vé đi Mặt trăng vì mục đích khoa học, khai thác tài nguyên hoặc để khoe khoang. Nhưng với mức giá cực đắt 1,4 tỉ USD cho một chuyến bay hai người, Stern cho biết thị trường chính của công ti của ông có lẽ sẽ là các cơ quan vũ trụ nước ngoài.
Suýt phát hiện ra vật chất tối
Đa số các nhà vật lí nghĩ rằng vật chất tối là gồm những hạt nặng tương tác yếu, hay viết tắt là WIMP, chúng chỉ tương tác với vật chất bình thường qua lực hấp dẫn. Khi hai hạt WIMP gặp nhau, chúng sẽ hủy lẫn nhau và sinh ra những hạt mới, gồm những tia gamma năng lượng cao.
Hồi tháng 11, các nhà khoa học đang làm việc với Kính thiên văn vũ trụ tia gamma Fermi đã công bố sự phân tích được chờ đợi lâu nay của họ về những tia gamma phát sinh từ tâm của thiên hà. Một nghiên cứu độc lập công bố hồi tháng 4 cũng báo cáo một cực đại sự kiện ở mức 130 gigaelectronvolt (GeV) – nhiều người xem đó là một tín hiệu mạnh của các tương tác vật chất tối. Nhưng thông cáo chính thức từ Fermi, dựa trên cơ sở dữ liệu lớn hơn, là tín hiệu đó có khả năng kém tin cậy do ý nghĩa thống kê thấp.
Bức ảnh trên thể hiện “quầng thiên hà” vi sóng của Dải Ngân hà nhìn bởi vệ tinh Planck (màu cam), kết hợp với những cái bọt khổng lồ nhìn trong vùng tia gamma bởi vệ tinh Fermi (màu xanh).
(Ảnh: ESA/Planck Collaboration; NASA/DOE/Fermi LAT/Dobler et al./Su et al.)
Định nghĩa lại đơn vị thiên văn
Một đơn vị cơ bản đo khoảng cách giữa các vật trong hệ mặt trời đã được định nghĩa lại tại một cuộc họp của Hội Thiên văn học Quốc tế ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hồi tháng 8. Theo kết quả bỏ phiếu, định nghĩa chính thức của đơn vị thiên văn bây giờ chính xác là 149.597.870.700 m.
Trong 36 năm qua, định nghĩa chính thức cho đơn vị thiên văn dựa trên khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trời, hay 149.597.870.691 m. Khoảng cách đó được tính bằng một phương pháp phụ thuộc vào khối lượng Mặt trời, cái đang biến thiên do mặt trời liên tục phát ra năng lượng. Mặc dù quyết định mới đây không làm thay đổi giá trị đó bao nhiêu, nhưng nó làm đơn giản nhiều cái và sẽ cải thiện độ chính xác của các phép đo theo thời gian.
(Ảnh: Stocktrek Images/Getty)
Nguồn: New Scientist