10 câu chuyện vũ trụ nổi bật trong năm 2010

Hiệp Khách Quậy 10 câu chuyện vũ trụ nổi bật trong năm 2010 Xin mời đọc tiếp.

Dưới đây là 10 câu chuyện vũ trụ được đọc nhiều nhất trong năm 2010 của tạp chí New Scientist. Các câu chuyện phong phú, đa dạng, từ việc khám phá ra bức xạ bí ẩn phát ra từ một thiên hà lân cận cho đến những dấu hiệu của sự sống được tìm thấy trên một trong các vệ tinh của sao Thổ.


10

Mỗi lỗ đen có thể chứa trong nó một vũ trụ tiềm ẩn

Vũ trụ của chúng ta có thể nằm bên trong một lỗ đen – nếu như một phân tích dựa trên một phiên bản cải tiến của thuyết tương đối rộng Einstein được chứng minh là đúng.

Ảnh: Serge Brunier/Clemson/NASA)

9

Tốc độ cao gây chết người ngang như không gian cong vậy

Các fan hâm mộ bộ phim Star Trek sắp thất vọng: việc du hành ở gần tốc độ ánh sáng nguy hiểm ngang như việc đứng trước chùm hạt ở mức công suất trọn vẹn của Máy Va chạm Hadron Lớn.

(Ảnh: Paramount/Everett/Rex Features)

8

Chương trình mô phỏng lỗ đen mới sử dụng dữ liệu sao thực tế

Một chương trình tương tác mới sử dụng dữ liệu khai thác từ hơn 100.000 ngôi sao cho thấy ánh sáng rực rỡ trình hiện trước mắt nếu bạn vô tình đi lạc tới gần một lỗ đen.

(Ảnh:Thomas Mueller)

7

Hải vương tinh có lẽ từng ăn thịt một hành tinh và đánh cắp vệ tinh của nó

Hành vi ‘thú tính’ như vậy có thể giải thích sự bức xạ nhiệt bí ẩn phát ra từ hành tinh băng giá này và độ nghiêng của nó, cũng như quỹ đạo quay ngược của vệ tinh Triton.

(Ảnh: Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực/NASA)

6

‘Thợ lặn’ vũ trụ rơi tự do ở tốc độ siêu thanh

Một nhân vật liều lĩnh đã nhảy khỏi các tòa nhà chọc trời hồi tháng giêng nhằm nỗ lực phá kỉ lục đã được thiết lập gần 50 năm qua về độ cao nhảy từ trên xuống, trở thành người đầu tiên đạt tới tốc độ siêu thanh khi rơi tự do. Nhưng vào tháng 10, nhà tài trợ của anh ta, hãng Red Bull, đã ngừng hoạt động đối với dự án, do một nhà doanh nghiệp đưa đơn kiện khẳng định bản quyền đối với ý tưởng đó.

Kỉ lục cú nhảy cao nhất được lập bởi Joe Kittinger vào năm 1960 khi ông được thả rơi từ một quả khí cầu helium ở cao độ 31 km.

(Ảnh: Bộ sưu tập ảnh Không quân Hoa Kì)

5

Mộc tinh đánh mất sọc vằn

Một dải tối trên bán cầu nam của hành tinh khí khổng lồ này đã biến mất hồi tháng 5. Nhưng vào tháng 11, nó đang hồi phục trở lại (xem các đốm sáng rỡ trong khung hình nhỏ, chụp hôm 18 tháng 11).

Nguyên nhân khiến Mộc tinh có vẻ như ‘đánh mất’ dải viền này là do những cơn gió khủng khiếp khô cằn làm xua tan đi những đám mây trắng.

(Ảnh: Glenn Orton/Padma Yanamandra-Fisher/JPL/Caltech/Leigh Fletcher/Đại học Oxford/Imke de Pater/Michael Wong/Đại học Berkeley/Chad Trujillo/Michelle Edwards/Gemini/Christopher Go/Đại học San Carlos, Philippines)

4

Xét lại quan điểm Einstein: Sự kết thúc của không-thời gian

Các nhà vật lí đang cố gắng dung hòa thuyết hấp dẫn với cơ học lượng tử đã hân hoan chào đón một lí thuyết mới – được truyền cảm hứng từ thỏi bút chì – có thể khiến cho nhiệm vụ đó hết sức đơn giản.

(Ảnh: Chrisos Maggans)

3

Dấu hiệu của sự sống trên vệ tinh của sao Thổ

Hồi năm 2005, các nhà nghiên cứu đã dự đoán hai dấu hiệu có thể có của sự sống trên vệ tinh Titan của Thổ tinh – giờ thì cả hai dấu hiệu đã được tìm thấy. Nhưng còn có những lời giải thích phi sinh học cho những quan sát trên, và một vài sứ mệnh tiếp cận bề mặt Titan sẽ là cần thiết để tìm kiếm bằng chứng không thể chối cãi cho sự sống ở đó.

Đây là ảnh minh họa tưởng tượng một cái hồ trên vệ tinh đầy sương mù ấy.

(Ảnh: NASA/JPL)

2

Mặt trời bị ‘cảm lạnh’ chăng?

Hiện nay ngôi sao gần chúng ta nhất phải đang tỏa sáng rực rỡ hơn bao giờ hết. Nhưng không, nó lại im lìm đến mức khó hiểu – và chúng ta cần tìm hiểu nguyên do vì sao.

(Ảnh: SDO/NASA)

1

Sóng vô tuyến bí ẩn phát ra từ thiên hà lân cận

Có cái gì đó không bình thường trong vùng láng giềng vũ trụ của chúng ta. Một vật thể chưa biết nằm trong thiên hà M82 đang phát ra sóng vô tuyến, sự bức xạ đó không giống với bất kì cái gì từng thấy trong vũ trụ trước đây.

(Ảnh: NASA/ESA/Đội Di sản Hubble/STScI/AURA)

Nguồn: New Scientist

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm