Hiệp Khách Quậy Cao độ có những ảnh hưởng kì lạ lên cơ thể, và chủ yếu là do sự giảm áp suất của oxygen trong không khí. Các tế bào cần có oxygen để tồn tại. Ở những cao độ lớn, haemoglobin, loại protein trong máu chuyển vận oxygen từ phổi đến các tế bào, không thể hấp thụ oxygen đến khả năng trọn vẹn của nó, cho nên... Xin mời đọc tiếp.
Cao độ có những ảnh hưởng kì lạ lên cơ thể, và chủ yếu là do sự giảm áp suất của oxygen trong không khí. Các tế bào cần có oxygen để tồn tại. Ở những cao độ lớn, haemoglobin, loại protein trong máu chuyển vận oxygen từ phổi đến các tế bào, không thể hấp thụ oxygen đến khả năng trọn vẹn của nó, cho nên tạo ra một sự thiếu hụt oxygen trong cơ thể.
Não rất nhạy với hàm lượng oxygen, đó là nguyên do vì sao nhức đầu và choáng váng là những triệu chứng đầu tiên của chứng bệnh do cao độ. Với thời gian lưu trú kéo dài trên cao độ 5000 mét, khối lượng cơ giảm đi và nguy cơ tích tụ chất lỏng tai hại trong phổi và não tăng lên. Vượt lên những cao độ lớn hơn nữa, chừng 7500 mét, thì mức độ thiếu hụt oxygen có thể dẫn tới sự thiếu tỉnh táo và, cuối cùng, là cái chết.
Còn cuộc sống ở cao độ lớn thì sao? Vâng, gần phân nửa dân số Bolivia sống trong vùng Altiplano của nước này, ở cao độ 4000 mét trên mực nước biển. Nhưng càng lên cao thì càng nguy hiểm. Một số thợ mỏ Chile trải qua hàng tuần một phiên làm việc ở cao độ 5800 mét, nhưng có lẽ họ không thể nào sinh con đẻ cái trên đó được vì cao độ nhất thời làm triệt tiêu khả năng sinh sản của nam giới, theo lời Mike Grocott thuộc trường đại học Southampton ở Anh, người đã nghiên cứu các tác dụng sinh lí của độ cao.
Babu Chiri Sherpa sống trên đỉnh Everest trong 21 giờ liền mà không cần oxygen. (Ảnh: Teru Kuwayama) |
Đa số mọi người có thể thích nghi với độ cao nếu họ có thời gian thích ứng. Một quy tắc chung khá hay là bạn càng lên cao, thì bạn càng nên ở lại thời gian ngắn thôi. Nếu bạn đột ngột trèo lên đỉnh Everest (8848m) mà không có sự tập dượt thích ứng trước đó, thì có thể bạn sẽ chết trong chừng 2 phút ở trên đó.
Chỉ một vài người có thể trẻo lên cao mà không cần cấp dưỡng oxygen. Babu Chiri Sherpa đã lập kỉ lục sống lâu trên đỉnh Everest mà không cần cấp oxygen trong 21 giờ liền vào năm 1999. Có lẽ ông đã có sẵn gen di truyền hoàn hảo để đương đầu với độ cao, Grocott nói.
Đâu là giới hạn mà người không được trang bị kĩ thuật không thể sống sót nổi? Khi xảy ra điều đó, thì đỉnh Everest hẳn là cũng gần đó thôi. Đó là khi người ta trèo lên núi mà không có thiết bị thở vào mùa đông, khi khí áp giảm và do đó lượng oxygen giảm nhiều hơn nữa, Grocott nói. “Tôi đoán giới hạn đó sẽ là khoảng 9000 mét”.
Theo New Scientist