Hôm nay, sứ mệnh Juno lên đường đi Mộc tinh

Hiệp Khách Quậy Nói Mộc tinh là bí ẩn lớn nhất trong hệ mặt trời thật không ngoa. Nhưng hi vọng điều đó sẽ thay đổi sau khi sứ mệnh Juno rời bệ phóng vào thứ sáu ngày mai 5/8. Xin mời đọc tiếp.

Nói Mộc tinh là bí ẩn lớn nhất trong hệ mặt trời thật không ngoa. Nhưng hi vọng điều đó sẽ thay đổi sau khi sứ mệnh Juno rời bệ phóng vào thứ sáu hôm nay 5/8.

Khoảng 15 năm trước, sứ mệnh Galileo của NASA cho thấy những mâu thuẫn khó hiểu trong khí quyển của hành tinh trên. Các mô hình của hệ mặt trời cho rằng Mộc tinh hình thành ở gần vị trí hiện nay của nó, ngay bên ngoài “đường sương mù” của hệ mặt trời, ranh giới mà ngoài đó hơi nước ngưng tụ. Nhưng khi Galileo thả một thiết bị thăm dò xuống khí quyển của hành tinh trên hồi năm 1995, nó tìm thấy ít nước đến bất ngờ.

 Phi thuyền vũ trụ Juno

Những tấm pin mặt trời cỡ lớn sẽ giúp cấp năng lượng cho Juno. (Ảnh: NASA/JPL)

Có phải thiết bị đã đi vào một đốm khô hiếm trên Mộc tinh? Hay Mộc tinh đã trút xả hết nước rồi? Juno sẽ đi tìm câu trả lời bằng cách tìm kiếm dấu hiệu của nước của hành tinh trên ở sáu tần số vi sóng khác nhau, chúng sẽ tiết lộ nồng độ phân tử từ phần trên của khí quyển đến áp suất khoảng 100 atmosphere Trái đất. Nếu toàn bộ hành tinh là khô ráo, thì kiến thức chúng ta đã biết về cách thức và nơi các vật thể hình thành trong hệ mặt trời có lẽ cần phải suy nghĩ lại.

“Nước là câu hỏi chính đưa sứ mệnh này cất cánh”, phát biểu của thành viên sứ mệnh Fran Bagenal thuộc trường Đại học Colorado, Boulder. “Không biết nước ở chỗ nào trong hệ mặt trời là một vấn đề lớn. Nó sẽ ngáng chân các nghiên cứu về sự hình thành hệ mặt trời”.

Phi thuyền vũ trụ Juno là một thiết kế mới lạ. Ba cái cánh pin mặt trời, mỗi cánh dài khoảng 9m, sẽ bung ra sau khi phóng. Những tấm pin lớn như thế là quan trọng vì ánh sáng mặt trời ở gần Mộc tinh chỉ sáng bằng vài phần trăm so với ở gần Trái đất.

Sau khi phóng, Juno sẽ bay trong 5 năm trước khi lướt vào một quỹ đạo cực, thuôn dài xung quanh hành tinh trên để lẩn tránh vành đai bức xạ chết chóc của Mộc tinh. Nó sẽ bay 32 vòng xung quanh Mộc tinh trong khoảng thời gian một năm, ở cự ki chỉ cách những đám mây trên cùng của nó 5000km.

Khi đó, nó sẽ thu thập rất nhiều dữ liệu về trường hấp dẫn và từ trường của Mộc tinh. Những dữ liệu đó sẽ làm sáng tỏ về cấu trúc nội tại của nó, kể cả việc nó có một lõi rắn bên trong hay không. Đây là một bí ẩn vì chẳng ai biết loại vật chất gì tồn tại ở những áp suất cực lớn bên trong một vật thể đồ sộ như thế.

Những áp suất này ước tính lên tới 50 triệu atmosphere Trái đất, Bagenal cho biết. “Hãy tưởng tượng 100 con voi đứng chồng lên nhau với con voi ở dưới cùng chỉ đứng trên một gót chân nhọn hoắc!”

Nguồn: New Scientist

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm