Mộc tinh có khả năng có thêm một cái vành mới

Hiệp Khách Quậy Sao Mộc có thể có thêm một cái vàng mới do sự va chạm giữa các vệ tinh tạo ra. Xin mời đọc tiếp.

Sao Mộc có thể có thêm một cái vàng mới do sự va chạm giữa các vệ tinh tạo ra.

Cái vòng có khả năng xuất hiện ấy hiện ra là một sọc mờ nằm gần vệ tinh Himalia của Mộc tinh trong một bức ảnh do phi thuyền New Horizons của NASA chụp. Kính thiên văn camera gắn trên con tàu khảo sát Pluto này đã lướt qua cái vòng trên vào tháng 9 năm 2006 khi phi thuyền đang tiến đến Mộc tinh để tiếp cận gần với hành tinh trẻn vào tháng 2 sau đó.

“Chúng tôi đang chụp một ảnh của Himalia để kiểm tra thiết bị. Hoàn toàn bất ngờ là còn có cái gì khác ở đó nữa”, theo Andy Cheng thuộc Phòng thí nghiệm Vật lí Ứng dụng, đại học Johns Hopkins ở Laurel, Maryland, nhà khoa học chính cho Máy ghi ảnh Trinh sát Tầm xa (LORRI), thiết bị chụp bức hình trên.

Không rõ là cái vòng mới có rải đều xung quanh hành tinh hay không. Không ai biết nó hình thành khi nào, nhưng điều quan trọng là phi thuyền Galileo đã không phát hiện ra nó trước khi kết thúc sứ mệnh của nó lên Mộc tinh vào năm 2003, Cheng nói. “Nếu chúng tôi đúng, thì nó không thể tồn tại trước đó được”, ông nói.

alt
Cái “vành” mới của Mộc tinh xuất hiện là một sọc chéo trong bức ảnh gồm 6 ảnh ghép lại này; vệ tinh Himalia nằm bên trong vòng tròn màu trắng. (Ảnh: LORRI)

Vì cấu trúc trên có vẻ quá gần Himalia, nên nó có thể là kết quả của một cú va chạm đã thổi tung vật chất của vệ tinh rộng 170 km này. Đó là đề xuất của Cheng và các đồng nghiệp trong một nghiên cứu trình bày tại Hội thảo Khoa học Mặt trăng và Hành tinh học ở Houston, Texas, hồi đầu tháng 3.

Nếu đúng như vậy, thì nó phải tương đối mới, vì các mảnh vỡ va chạm sẽ nhanh chóng phân tán ra và trở nên không nhìn thấy nữa.

Một trong những vệ tinh của Mộc tinh, S/2000 J 11 bé xíu rộng có 4 km thôi, đã mất tích sau khi nó được phát hiện ra vào năm 200 và có thể đã lao vào Himalia, tự phá hủy trong quá trình đó, đội nghiên cứu đề xuất.

Vụ va chạm khả dĩ sẽ là vụ thứ ba trong một loạt va chạm gần đây được nhìn thấy trong không gian. Một sao chổi hoặc tiểu hành tinh đã lao vào Mộc tinh hồi năm ngoái và một vật thể giống như sao chổi được phát hiện trong vành đai tiểu hành tinh hồi tháng 1 có khả năng là một đám mây bụi từ một vụ va chạm mới đây giữa hai tiểu hành tinh.

Chuyến bay lướt qua của phi thuyền New Horizons đã tìm thấy sao Mộc có ít hành tinh với đường kính dưới 16 km hơn so với trông đợi. Các nhà nghiên cứu trước đây đề xuất rằng những vệ tinh nhỏ đã bị ăn mòn bởi những vụ va chạm vi thiên thạch. Nhưng có lẽ những va chạm lớn hơn cũng giữ vai trò nào đó, Cheng nói.

“Quan niệm của chúng ta về hệ mặt trời đã thay đổi. Nó không còn là một nơi yên tĩnh trong đó mọi thứ ở nguyên tại chỗ mãi mãi nữa”, Cheng nói.

Ông và các đồng nghiệp của mình hi vọng biết thêm nhiều thông tin về cái vành mới có thể có của Mộc tinh bằng cách chụp thêm hình ảnh về nó với một chiếc kính thiên văn trên mặt đất.

Theo New Scientist


Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm