Hiệp Khách Quậy Phi thuyền to nhất và tân tiến nhất từng gửi lên sao Hỏa đã lên đường trót lọt thẳng tiến đến hành tinh đỏ sau khi cất cánh thành công trên tên lửa Atlas V tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida lúc 10.02 sáng, giờ địa phương, hôm 26 tháng 11. Phi thuyền nặng 900 kg, sử dụng năng lượng hạt nhân, mang... Xin mời đọc tiếp.
Phi thuyền to nhất và tân tiến nhất từng gửi lên sao Hỏa đã lên đường trót lọt thẳng tiến đến hành tinh đỏ sau khi cất cánh thành công trên tên lửa Atlas V tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida lúc 10.02 sáng, giờ địa phương, hôm 26 tháng 11. Phi thuyền nặng 900 kg, sử dụng năng lượng hạt nhân, mang tên Curiosity (Hiếu kì), sẽ hạ cánh xuống Hỏa tinh vào ngày 6 tháng 8 năm 2012, sau một hành trình kéo dài 9 tháng. Nó được thiết kế để xác định xem sự sống có từng phát sinh trên hành tinh đỏ hay không, đồng thời mô tả đặc trưng địa chất và khí hậu Hỏa tinh.
Trị giá 2,5 tỉ đô la, Curiosity sẽ mang mười thiết bị khoa học, bao gồm các camera và quang phổ kế, để xác định thành phần bề mặt Hỏa tinh và nỗ lực tìm kiếm những viên gạch cấu trúc hóa học của sự sống. Phi thuyền sẽ sử dụng một mũi khoan và cái xẻng tại đầu cánh tay rô bôt của nó để thu gom đất và những mẩu đá mịn, rồi đưa vào những thiết bị gắn trong của nó.
Xe tự hành Curiosity trị giá 2,5 tỉ đô la sẽ giúp xác định xem sự sống có từng phát sinh trên hành tinh đỏ hay không, đồng thời mô tả đặc trưng địa chất và khí hậu Hỏa tinh. (Ảnh: NASA)
Một số thiết bị chưa từng được sử dụng bởi những sứ mệnh sao Hỏa trước đây. Một trong số này – ChemCam – sẽ chiếu một laser bước sóng 1067 nm và công suất 10 MW tập trung 15 mJ năng lượng lên một vết đá một mili mét để phá vỡ nó. Sau đó, Curiosity sẽ thu gom và phân tích quang phổ của ánh sáng phát ra bởi hòn đá đã bay hơi đó để nghiên cứu thành phần hóa học của nó.
Trong sứ mệnh hai năm của nó, phi thuyền cũng sẽ mô tả đặc trưng bức xạ tìm thấy ở gần bề mặt Hỏa tinh để xác định khả năng sống sót và sự che chắn cần thiết cho những đoàn thám hiểm tương lai. Thay vì chỉ sử dụng các tấm pin mặt trời để cấp nguồn, Curiosity cũng sẽ được cấp nhiên liệu bởi một bộ pin plutonium, nó sẽ phát điện từ nhiệt tỏa ra của phân rã phóng xạ.
“Curiosity là xe tự hành đầu tiên được thiết kế để vừa là một nhà địa chất trực tiếp vừa là một phòng thí nghiệm di động”, phát biểu của Aileen Yingst, nhà nghiên cứu chính ủy quyền cho một camera gắn trên cánh tay rô bôt của phi thuyền – Mars Hand Lens Imager. “Nó có nhiều đặc trưng của những xe tự hành khác, nhưng nó còn có những thiết bị sẽ cho phép nó tìm kiếm bằng chứng của các hợp chất carbon trong các mẩu vật.”
Hạ cánh nhờ tên lửa
Khu vực hạ cánh mục tiêu của Curiosity là miệng hố Gale – một lòng chão rộng 150 km được cho là khoảng 3,5 tỉ năm tuổi. Curiosity, nặng gấp năm lần các xe tự hành Spirit và Opportunity đã triển khai trên sao Hỏa trong bảy năm qua, sẽ kiểm tra một kiểu hạ cánh mới lạ vì nó quá nặng để triển khai các túi khí kìm hãm sự đi xuống của nó như các xe tự hành sao Hỏa trước kia đã làm.
NASA đang thử nghiệm một cách mới hạ cánh phi thuyền Curiosity trên sao Hỏa. (Ảnh: NASA)
Thay vậy, Curiosity sẽ đi vào khí quyển Hỏa tinh trong một cái vỏ bọc sẽ bảo vệ nó trước nhiệt lượng lớn. Sau đó, vỏ bọc sẽ triển khai một cái dù một khi nó ở cách bề mặt 10 km, sau đó tấm chắn nhiệt sẽ rơi xuống và một tầng tên lửa hạ độ cao, đặt tên là “vòi trời”, sẽ sử dụng tên lửa để làm chậm hành trình của phi thuyền đi xuống bề mặt.
Một khi ở cách bề mặt 1,8 km, Curiosity, cũng với vòi trời gắn với nó, sẽ tách khỏi vỏ bọc và từ từ hạ cánh xuống bề mặt. Phi thuyền phía trên sau đó sẽ hạ Curiosity xuống bề mặt qua ba sợi dây dắt khi nó treo cách mặt đất khoảng 20 m. NASA hi vọng vòi trời có thể sử dụng trong một sứ mệnh có người lái trong tương lai đến hành tinh đỏ.
"Curiosity sẽ cho chúng ta biết những thứ quan trọng mà chúng ta cần để biết về sao Hỏa; và trong khi nó mang tiến bộ đến cho khoa học, chúng tôi vẫn đang nghiên cứu khả năng cho một sứ mệnh có con người lên hành tinh đỏ và những đích đến khác mà chúng ta chưa từng đến”, quản trị viên NASA Charles Bolden phát biểu sau khi chứng kiến Curiosity cất cánh lên sao Hỏa.
Nguồn: physicsworld.com