Ấn Độ sẽ phóng phi thuyền lên sao Hỏa trong năm 2013

Hiệp Khách Quậy Chính phủ Ấn Độ vừa phê chuẩn một sứ mệnh lên sao Hỏa. Đây sẽ là chuyến viếng thăm đầu tiên của nước này đến hành tinh đỏ. Tin tức được công bố chỉ mới bốn năm sau khi Ấn Độ phóng thành công sứ mệnh đầu tiên của họ lên mặt trăng – Chandrayaan-1 – và chỉ vài ngày sau khi NASA cho xe tự hành Curiosity... Xin mời đọc tiếp.

Chính phủ Ấn Độ vừa phê chuẩn một sứ mệnh lên sao Hỏa. Đây sẽ là chuyến viếng thăm đầu tiên của nước này đến hành tinh đỏ. Tin tức được công bố chỉ mới bốn năm sau khi Ấn Độ phóng thành công sứ mệnh đầu tiên của họ lên mặt trăng – Chandrayaan-1 – và chỉ vài ngày sau khi NASA cho xe tự hành Curiosity đổ bộ lên sao Hỏa.

Ấn Độ công bố họ sẽ phóng một sứ mệnh lên sao Hỏa trong năm tới để nghiên cứu khí hậu và địa chất của hành tinh đỏ

Ấn Độ công bố họ sẽ phóng một sứ mệnh lên sao Hỏa trong năm tới để nghiên cứu khí hậu và địa chất của hành tinh đỏ. (Ảnh: NASA)

Sứ mệnh tiêu tốn 70 triệu bảng Anh sẽ được phóng lên vào tháng 11 năm 2013 từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan của Ấn Độ trên đảo Sriharikota sử dụng Tên lửa Phóng Vệ tinh Polar. Sứ mệnh sẽ quay vòng quanh sao Hỏa và nghiên cứu địa chất và khí hậu của nó, và đã được chỉ định chi 26 triệu bảng từ ngân quỹ khoa học của nước này.

Các chi tiết của sứ mệnh mới trên vẫn ít người được biết vì Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) vẫn còn kín tiếng về dự án trên. Tuy nhiên, người ta trông đợi sẽ có nhiều thông tin hơn được công bố vào hôm 15 tháng 8, khi thủ tướng Ấn Độ phát biểu nhân ngày quốc khánh của nước này.

Tàu quỹ đạo sao Hỏa của người Ấn nặng 500 kg, với tải trọng khoa học khoảng 25 kg, và được đặt trong một quỹ đạo elip dẹt xung quanh hành tinh đỏ. “Không biết tải trọng trên chuyên về cái gì, nên thật khó đánh giá [sứ mệnh trên],” phát biểu của Jeffrey Plescia, một nhà nghiên cứu sao Hỏa tại trường Đại học Johns Hopkins ở Mĩ. “Nhưng sứ mệnh Chandrayaan đã có một bộ thiết bị đa dạng cung cấp rất nhiều dữ liệu độc đáo. Nếu họ làm điều tương tự [cho sứ mệnh sao Hỏa], thì nó có thể là một đóng góp lớn cho khoa học.”

Niềm tự hào dân tộc

Có rất nhiều tranh cãi diễn ra ở Ấn Độ xung quanh chuyện nước này có nên có một chương trình vũ trụ hay không. Nhưng được biết chi phí của sứ mệnh trên chưa tới 0,01% tổng ngân sách thường niên của nước này. Hơn nữa, số tiền này sẽ được chi hàng tháng cho những việc làm công nghệ cao và công nghệ tiến bộ, đồng thời ủng hộ và đào tạo những sinh viên đại học có thể nghiên cứu dữ liệu do tàu thăm dò gửi về.

“Tôi nghĩ họ nhìn nhận vấn đề này theo kiểu giống như [cách] nước Mĩ nhìn vào Apollo - ở chỗ họ đã cố gắng chứng minh rằng họ là nước công nghệ tiến bộ và là một nước đi đầu ở châu Á,” Plescia nói. “Các chương trình vũ trụ thật ra không chỉ là khoa học, mà chúng còn là niềm tự hào dân tộc và an ninh quốc gia. Sứ mệnh trên cũng là một niềm tự hào và là động lực kích thích cho đất nước, giống hệt như sứ mệnh Curiosity ở Mĩ.”

Tuy nhiên, người ta không biết những nước khác có cung cấp tải trọng cho sứ mệnh trên hay không. Chandrayaan-1 đã mang các thiết bị cung cấp từ NASA, Cơ quan Vũ trụ châu Âu, và cả Bulgaria, nên người ta hi vọng Ấn Độ sẽ mở rộng cửa sứ mệnh cho sự tham gia của nước ngoài.

123physics (thuvienvatly.com)
Nguồn: physicsworld.com

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm