Châu Âu sẽ phóng phi thuyền bay vòng quanh Mặt trời

Hiệp Khách Quậy Một ý tưởng nóng của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sắp trở thành hiện thực vào năm 2017 khi họ gửi một phi thuyền đi thám hiểm mặt trời. Xin mời đọc tiếp.

Một ý tưởng nóng của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sắp trở thành hiện thực vào năm 2017 khi họ gửi một phi thuyền đi thám hiểm mặt trời.

Tàu quỹ đạo Mặt trời sẽ bay cách vành đai lửa của mặt trời 26 triệu dặm. Những thiết bị công nghệ cao sẽ phân tích gió mặt trời sinh ra như thế nào. Gió mặt trời là cái làm gián đoạn các hệ thống viễn thông và gây ra hiện tượng cực quang lộng lẫy trên Trái đất.

Hai năm sau đó, ESA sẽ phóng một phi thuyền tên gọi là Euclid. Họ hi vọng nó sẽ cho chúng ta biết nhiều hơn về nguồn năng lượng bí ẩn gọi là vật chất tối – cái người ta cho là nguyên nhân gây ra sự dãn nở nhanh chóng của vũ trụ.

 Tàu quỹ đạo mặt trời

Ảnh minh họa Tàu quỹ đạo Mặt trời. Nó sẽ phân tích sự phát xạ của mặt trời.

Alvaro Giménez, Giám đốc Khoa học và Thám hiểm Rô bôt của ESA, phát biểu: ‘Eulicd sẽ làm sáng tỏ bản chất của một trong những lực cơ bản nhất của Vũ trụ, trong khi Đài thiên văn Mặt trời sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu các quá trình như sự phun trào vật chất vành nhật hoa, hiện tượng ảnh hưởng đến các cư dân trên Trái đất bởi sự làm gián đoạn hệ thống truyền thông vô tuyến và sự truyền điện, chẳng hạn.’

Khi Tàu quỹ đạo Mặt trời quay xung quanh mặt trời, nó sẽ phải chịu nhiệt độ tới 500 độ.

Các thiết bị của nó sẽ phải ló ra qua những khe nhỏ xíu trên các tấm chắn nhiệt của nó, nhưng sẽ cung cấp cho các nhà khoa học những thông tin đáng chú ý về hành trạng của mặt trời.

 Gió mặt trời  Cực quang

Mặt trời gieo rãi bức xạ đến Trái đất, nó tương tác với khí quyển của chúng ta, sinh ra hiện tượng cực quang rực rỡ.

Trong khi đó, Euclid sẽ lập bản đồ cấu trúc vĩ mô của Vũ trụ với độ chính xác chưa có tiền lệ.

Các quan sát sẽ xâm nhập hơn 10 tỉ năm ánh sáng vào Vũ trụ, làm sáng tỏ lịch sử của sự dãn nở của nó và sự phát triển của cấu trúc vĩ mô trong ba phần tư sau của lịch sử của nó.

Một trong những bí ẩn hiện đại sâu sắc nhất là tại sao Vũ trụ lại đang dãn nở ở một tốc độ ngày một tăng dần.

Sự gia tốc ve này phải bị chi phối bởi cái gì đó mà các nhà thiên văn đặt tên là ‘năng lượng tối’ để ám chỉ bản chất chưa được biết của nó.

Bằng cách sử dụng Euclid, về cơ bản là một kính thiên văn, nghiên cứu các tác động của nó lên các thiên hà và đám thiên hà để lần theo cấu trúc vĩ mô của Vũ trụ, các nhà thiên văn hi vọng có thể tìm hiểu bản chất chính xác của năng lượng tối.

Ba nhà vật lí Saul Perlmutter, Brian Schmidt và Adam Riess mới đây đã giành Giải Nobel Vật lý cho công trình nghiên cứu của họ trong lĩnh vực này.

Tàu quỹ đạo mặt trời sẽ phóng lên từ Mũi Canaveral với tên lửa phóng Atlas do NASA cung cấp.

Tàu Euclid sẽ bay trên tên lửa phỏng Soyuz, theo kế hoạch là vào năm 2019, từ sân bay vũ trụ của châu Âu tại Kourou, Guiana thuộc Pháp.

Theo Daily Mail

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm