NASA sẽ phóng cánh buồm mặt trời lớn nhất thế giới vào năm 2014

Hiệp Khách Quậy Cánh buồm mặt trời lớn nhất từng được chế tạo sắp lên bệ phóng vào năm 2014 cho một sứ mệnh minh chứng giá trị của “sức đẩy không chất nổ đẩy” – tác dụng của việc khai thác các photon từ mặt trời đến để đẩy một phi thuyền đi tới trong không gian vũ trụ. Xin mời đọc tiếp.

Cánh buồm mặt trời lớn nhất từng được chế tạo sắp lên bệ phóng vào năm 2014 cho một sứ mệnh minh chứng giá trị của “sức đẩy không chất nổ đẩy” – tác dụng của việc khai thác các photon từ mặt trời đến để đẩy một phi thuyền đi tới trong không gian vũ trụ.

Được đặt tên là Sunjammer, cánh buồm mặt trời khổng lồ mới có mỗi cạnh dài 38 m và xòe một diện tích bề mặt tổng cộng gần 1.208 m2. Dự án đang được triển khai theo Chương trình Công nghệ Vũ trụ của NASA.

NASA đã hợp đồng với một đội “thợ buồm mặt trời” công nghệ cao tại tập đoàn L'Garde ở Tustin, California, để chế tạo Sunjammer.

Dự án Sunjammer

Dự án Sunjammer sẽ rời bệ phóng trong năm 2014

L'Garde không phải là công ti mới đối với những cấu trúc không gian mới lạ. Công ti này đã từng hợp tác với NASA trong vài dự án. Hồi năm 1996, công ti này đã cho bay Thí nghiệm Anten Có thể bơm phồng (AIE) trên sứ mệnh STS-77 của tàu con thoi vũ trụ Endeavour.

Sunjammer không phải là sứ mệnh cánh buồm mặt trời đầu tiên. NASA đã từng phóng NanoSail-D, thiết bị có cánh buồm chỉ rộng 9,3 m2, vào tháng 11 năm 2010. Và phi thuyền Ikaros của Nhật Bản đã triển khai cánh buồm mặt trời của nó vào tháng 6 năm 2010, trở thành cánh buồm mặt trời đầu tiên từng giương buồm trong không gian vũ trụ, được đẩy đi chỉ bởi ánh sáng mặt trời.

Dự án Sunjammer

Một nguyên mẫu của cánh buồm L'Garde đang được kiểm tra trong buồng chân không tại Trung tâm Nghiên cứu Glenn NASA ở Ohio.

Sunjammer có tiềm năng thích hợp cho một hệ thống cảnh báo thời tiết vũ trụ tiên tiến, nó có thể đưa ra cảnh báo kịp lúc hơn và chính xác hơn của hoạt động tai lửa mặt trời.

Cục Hải dương và Khí quyển Mĩ đang thương thảo với NASA và L'Garde về chuyến bay minh chứng sắp tới, nó sẽ bay tới một nơi có góc quan sát mặt trời hấp dẫn nhất.

Với kích cỡ bằng một phần tư của một sân bóng đá, Sunjammer sẽ tạo ra sức đẩy tối đa khiêm tốn là gần 0,01 newton, tương đương với trọng lượng của một hạt đường cát.

Theo Space.com

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm