Hiệp Khách Quậy Bằng chứng đầu tiên cho những đám mây nước đóng băng trên một vật thể nằm ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Đó là một sao lùn nâu, một trong những láng giềng gần gũi nhất của chúng ta, ở cách xa chỉ khoảng 7 năm ánh sáng. Xin mời đọc tiếp.
Bằng chứng đầu tiên cho những đám mây nước đóng băng trên một vật thể nằm ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Đó là một sao lùn nâu, một trong những láng giềng gần gũi nhất của chúng ta, ở cách xa chỉ khoảng 7 năm ánh sáng.
Các đám mây nước đóng băng có mặt trên những hành tinh khí khổng lồ quen thuộc trong hệ mặt trời của chúng ta – Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, và Hải vương tinh – nhưng từ trước đến nay chúng chưa từng được thấy bên ngoài hệ mặt trời. Tạp chí Astrophysical Journal Letters vừa công bố những kết quả mới tìm kiếm các đám mây nước đóng băng bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta, hôm 9/9/2014.
Ảnh minh họa sao lùn nâu W0855. Ảnh: NASA/JPL-Caltech/Penn State University
Các kết quả đến từ một đội nghiên cứu, đứng đầu bởi Jacqueline Faherty, tại Đài thiên văn Las Campanas ở Chile. Các nhà thiên văn này đã sử dụng một camera hồng ngoại gần phát hiện ra một vật thể tên gọi là WISE J085510.83-071442.5, hay W0855. Vật thể này lần đầu tiên được nhìn thấy bởi vệ tinh Thám hiểm Hồng ngoại Trường rộng của NASA; nó chưa được công nhận nếu như các quan sát trên mặt đất chưa thể tìm thấy nó.
Đội nghiên cứu đã thu được 151 ảnh của W0855, mất hơn ba đêm chụp. Sau đó, họ ghép các bức ảnh lại.
So sánh các ảnh chụp hồng ngoại gần của W0855 với các mô hình dự đoán thành phần khí quyển của sao lùn nâu cho thấy bằng chứng của những đám mây sulfide và nước đóng băng.
Sao lùn nâu thỉnh thoảng được gọi là hybrid, với khối lượng lưng chừng giữa khối lượng hành tinh và khối lượng sao. Chúng có chút giống với các hành tinh khí khổng lồ trong hệ mặt trời của chúng ta. Đặc biệt, W0855 là hệ sao gần thứ tư so với mặt trời của chúng ta, một láng giềng gần gũi với khoảng cách chỉ khoảng 7 năm ánh sáng. W0855 còn là sao lùn nâu lạnh nhất mà người ta biết, với nhiệt độ từ 225 đến 260 K.
Theo Earthsky.org