Phát hiện hành tinh ngoại giống các hành tinh thuộc hệ mặt trời

Hiệp Khách Quậy Các nhà nghiên cứu cho biết một hành tinh mới được phát hiện cách Trái đất 1500 năm ánh sáng trông rất giống với hành tinh chúng ta trong Hệ Mặt trời. Xin mời đọc tiếp.

Các nhà nghiên cứu cho biết một hành tinh mới được phát hiện cách Trái đất 1500 năm ánh sáng trông rất giống với hành tinh chúng ta trong Hệ Mặt trời.

Thế giới kích cỡ Mộc tinh ấy, tên gọi là Corot-9b, đang quay xung quanh một ngôi sao xa xôi thuộc Dải Ngân hà của chúng ta, với chu kì 95 ngày.

Các nhà khoa học tin rằng hành tinh này có thể giúp học tìm hiểu những “hành tinh ngoại” khác trong thiên hà.

alt

Hành tinh trên có thể chịu sự biến đổi nhiệt độ tương tự như trên Trái đất, tùy thuộc bầu khí quyển của nó.

Tiến sĩ Hans Deeg, một trong những nhà khoa học ở Viện Thiên văn học Vật lí, nói: “Corot-9b là hành tinh ngoại đầu tiên thật sự giống với các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta. Nó có kích cỡ của Mộc tinh và quỹ đạo thì giống với Thủy tinh”.

Hành tinh trên được phát hiện bởi kính thiên văn vũ trụ CoRoT do cơ quan vũ trụ Pháp (CNES) làm chủ.

Ngôi sao bố mẹ giống Mặt trời của nó, Corot-9, nằm trong chòm sao Serpens (Rắn biển).

Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 400 hành tinh ngoại, nhưng đa số chúng là cái gọi là “Mộc tinh nóng” – những khối khí khổng lồ kéo giật ngôi sao bố mẹ của chúng trong những quỹ đạo gần và có nhiệt độ bề mặt lên tới 1000 độ C hoặc cao hơn.

Đây là những hành tinh dễ tìm ra nhất bằng phương pháp phổ biến là đo “sự lắc lư” do lực hấp dẫn của chúng tác dụng lên ngôi sao bố mẹ của chúng.

Khoảng 70 hành tinh ngoại đã được tìm thấy bằng một phương pháp khác dựa trên việc hành tinh đi qua phía trước ngôi sao của nó, hay “sự đi qua”. Hành tinh tự tiết lộ nó bởi việc chắn bớt một phần ánh sáng sao làm cho ngôi sao lu mờ đi.

Corot-9b được nhận ra bởi phương pháp đi qua. Hành tinh trên mất tám giờ đi qua phía trước ngôi sao của nó, mang lại cho các nhà thiên văn rất nhiều thông tin.

Hành tinh trên hóa ra không bình thường vì nó không phải là một Mộc tinh “nóng”. Tùy thuộc vào quy mô của những đám mây phản xạ trong bầu khí quyển của nó, nó có nhiệt độ bề mặt từ âm 20 độ C đến 160 độ C.

 alt

Ảnh minh họa hành tinh ngoại Corot-9b, với ngôi sao trung tâm của nó. Nó có kích cỡ bằng Mộc tinh, nhưng có quỹ đạo tương tự như Thủy tinh.

Tiến sĩ Didier Queloz, ở trường đại học Geneva, Thụy Sĩ, và là đồng tác giả của bài báo công bố hôm 17/3 trên tạp chí Nature, nói: “Phân tích của chúng tôi cung cấp nhiều thông tin về Corot-9b hơn so với những hành tinh ngoại khác cùng loại.

“Nó có thể mở ra một hướng nghiên cứu mới nhằm tìm hiểu bầu khí quyển của những hành tinh có nhiệt độ trung bình và nhiệt độ thấp, và đặc biệt là đã mở một cánh cửa hoàn toàn mới nhìn vào kiến thức của chúng ta về cơ chế hóa học ở nhiệt độ thấp”.

Tiến sĩ Claire Moutou ở Phòng thí nghiệm Thiên văn Vật lí Marseille, Pháp, một thành viên khác của đội quốc tế hùng mạnh gồm 60 thành viên, nói: “Đó là một bước tiến để trở thành một cột mốc trong nghiên cứu hành tinh ngoại”.

Hành tinh trên đã được nhận ra bởi CoRoT vào năm 2008. Các nhà thiên văn trên mặt đất đang làm chủ Đài thiên văn Nam châu Âu 3,6 mét ở La Silla, Chile, đã nối tiếp khám phá trên bởi việc nhìn cụ thể vào hệ sao.

Sử dụng một thiết bị gọi là HARP để đo bước sóng ánh sáng, họ xác nhận rằng Corot-9b là một hành tinh ngoại nặng khoảng 80% Mộc tinh của chúng ta.

Theo Daily Mail

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm