Hiệp Khách Quậy Hành tinh ngoại nhỏ nhất từng được tìm thấy quay xung quanh một ngôi sao kiểu mặt trời là một thế giới đất đá bằng một nửa Trái đất và hầu như ngang ngửa kích cỡ với Hỏa tinh. Mặc dù nó quá nóng đối với sự sống, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết khám phá ra nó làm tăng thêm cưo hội tìm kiếm những hành... Xin mời đọc tiếp.
Hành tinh ngoại nhỏ nhất từng được tìm thấy quay xung quanh một ngôi sao kiểu mặt trời là một thế giới đất đá bằng một nửa Trái đất và hầu như ngang ngửa kích cỡ với Hỏa tinh. Mặc dù nó quá nóng đối với sự sống, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết khám phá ra nó làm tăng thêm cưo hội tìm kiếm những hành tinh khác thân thiện với sự sống hơn.
Hành tinh mới phát hiện, tên gọi là KOI-961.03, tuần hoàn đi qua phía trước ngôi sao bố mẹ của nó, làm độ sáng của ngôi sao mờ đi một chút, nhờ đó mà kính thiên văn vũ trụ Kepler của NASA đã phát hiện ra.
Philip Muirhead thuộc Viện Công nghệ California ở Pasadena là người đứng đầu đội nghiên cứu thực hiện khám phá trên. Họ vừa công bố kết quả tại cuộc họp của Hội Thiên văn học Hoa Kì ở Austin, Texas, hôm 11/01.
Ngôi sao bố mẹ của hành tinh trên là một sao lùn đỏ, kích cỡ tương đương với mặt trời nhưng là loại sao phổ biến nhất trong thiana hà. Hai hành tinh đá mới được phát hiện ra khác, KOI-961.01 và KOI-961.02, cũng quay xung quanh ngôi sao trên.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng Đài thiên văn Keck ở Hawaii để xác định kích cỡ của ngôi sao chủ. Từ đó cho phép họ tính ra kích cỡ của các hành tinh dựa trên lượng ánh sáng mờ đi mà chúng gây ra.
KOI-961.03 là hành tinh nhỏ nhất và bằng 0,57 lần kích cỡ Trái đất. Nó chỉ lớn hơn Hỏa tinh 8%. Hai hành tinh còn lại, KOI-961.02 và KOI-961.01, tương ứng bằng 0,73 và 0,78 kích cỡ Trái đất.
Hành tinh mới phát hiện (giữa) có kích cỡ chừng bằng Hỏa tinh (trái) và to hơn một nửa Trái đất (phải). Ảnh: NASA/Caltech
Nhỏ hơn và nhỏ hơn nữa
Hành tinh nhỏ nhất và nhỏ thứ hai trong hệ nhỏ hơn bất kì hành tinh ngoại nào đã được phát hiện ra trước đây đang quay xung quanh một ngôi sao đang sống bình thường (hai hành tinh nhỏ hơn – chỉ 0,04% và 2% khối lượng Trái đất – đã được tìm thấy đang quay xung quanh một ngôi sao chết gọi là pulsar).
Kỉ lục hành tinh nhỏ nhất liên tục bị phá trong những tuần gần đây. Hôm 20/12, hai hành tinh – chỉ 0,87 và 1,03 lần kích cỡ Trái đất – đã được công bố. Vài ngày sau, một hành tinh còn nhỏ hơn nữa, bằng 0,76 lần Trái đất, được công bố, cùng với một hành tinh khác bằng 0,87 lần Trái đất. Cả bốn hành tinh đều do kính thiên văn Kepler phát hiện.
Hệ mặt trời mới phát hiện ra là hệ sít sao nhất từng được biết, với cả ba hành tinh đang quay xung quanh ngôi sao ở khoảng cách chưa tới 1% khoảng cách từ Trái đất đến mặt trời và chỉ mất 2 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo.
Hành tinh cỡ chừng bằng sao Hỏa là hành tinh xa ngôi sao của nó nhất trong số ba hành tinh nhưng vẫn còn quá nóng với nhiệt độ ước tính chừng 200oC để duy trì nước lỏng và sự sống như chúng ta biết.
‘Giống như con gián’
Khám phá trên bổ sung thêm bằng chứng đang tăng dần rằng những hành tinh đá cỡ nhỏ là phổ biến và đề xuất rằng những hành tinh như thế còn phổ biến xung quanh các sao lùn đỏ vốn chiếm 80% số lượng sao trong thiên hà.
Chỉ vài ba tá trong số 150.000 ngôi sao mà Kepler theo dõi là nhỏ ngang với KOI-961, ngôi sao bố mẹ của ba hành tinh mới. Và vì Kepler chỉ có thể nhìn thấy những hành tinh đi qua phía trước ngôi sao bố mẹ của chúng, nên đa số hành tinh là không thể trông thấy đối với Kepler.
Việc phát hiện ra những hành tinh đá quay xung quanh một trong số chúng cho thấy ít nhất thì một phần ba trong số những sao lùn đỏ nhỏ nhất có những bạn đồng hành như thế, theo lời của thành viên đội nghiên cứu John Johnson thuộc Caltech ở Pasadena. “Nó thuộc loại kiểu như loài gián – nếu bạn nhìn thấy một con, thì còn có hàng tá con đang ẩn náu đâu đó,” ông nói.
Nhiều hành tinh quay xung quanh các sao lùn đỏ có khả năng nằm trong vùng ở được của ngôi sao của chúng, nơi nước lỏng có thể tồn tại trên bề mặt của vật thể, Johnson nói. “Toàn bộ thiên hà phải đầy nhung nhúc hành vinh với một ít hành tinh có thể ở được đang quay xung quanh các sao lùn đỏ mờ nhạt.”
Xuân Nguyễn – thuvienvatly.com
Theo New Scientist