1 Trọng lực: Tác dụng xa
- Trọng lực tác dụng xuyên không gian và có thể làm cho một vật không tiếp xúc với Trái đất rơi xuống đất.
- Trái đất được bao quanh bởi một trọng trường tác dụng một lực lên bất kì vật nào nằm trong trường đó. Độ lớn của trọng trường được định nghĩa là lực tác dụng lên khối lượng đơn vị nằm trong trường.
- Các phép đo trên bề mặt Trái đất cho thấy một vật khối lượng 1 kg chịu một lực 9,8 N do trọng lực tác dụng; tức trọng lượng của nó là 9,8 N.
- Độ lớn của trọng trường của Trái đất được kí hiệu bởi g và bằng 9,8 N.kg-1. Vì N = kg ms-2 nên g có thể được cho bằng 9,8 ms-2, đó là gia tốc trọng trường.
2 Sự rơi tự do và vận tốc giới hạn trong không khí
- Khi một vật rơi trong không khí, trọng lực tác dụng hướng xuống, hút nó về phía mặt đất, còn lực cản của không khí tác dụng theo chiều ngược lại, cản trở chuyển động này.
- Lúc ban đầu, vật rơi nhanh dần; tuy nhiên, khi rơi, lực ma sát của không khí tăng lên và làm giảm gia tốc của nó. Cuối cùng, lực hướng lên do ma sát của không khí tác dụng bằng trọng lượng của vật và hợp lực bằng không. Vật không còn gia tốc và rơi với một vận tốc không đổi gọi là vận tốc giới hạn của nó.
3 Sự rơi tự do và vận tốc giới hạn trong một chất lỏng
- Các vật chuyển động trong các chất lỏng nhớt hành xử theo kiểu giống như trong không khí.
- Hòn bi ban đầu tăng tốc nhưng đồng thời lực ma sát do dầu tác dụng lên nó tăng lên. Tới một điểm nào đó, hòn bi đạt tới một vận tốc không đổi – vận tốc giới hạn của nó.
File ảnh: