Ảnh đẹp khoa học năm 2013

Hiệp Khách Quậy Năm 2013, Vũ trụ của chúng ta tiếp tục tỏ ra bất ngờ và lộng lẫy khi nó được thám hiểm và khêu gợi bởi các nhà khoa học. Trong năm qua, các nhà nghiên cứu đã chăm chú nhìn gần nhìn xa, nhìn từ cái mênh mông đến cái nhỏ xíu, đem lại những cái nhìn lí thú của không gian và chụp được các liên kết mong manh... Xin mời đọc tiếp.

Năm 2013, Vũ trụ của chúng ta tiếp tục tỏ ra bất ngờ và lộng lẫy khi nó được thám hiểm và khêu gợi bởi các nhà khoa học. Trong năm qua, các nhà nghiên cứu đã chăm chú nhìn gần nhìn xa, nhìn từ cái mênh mông đến cái nhỏ xíu, đem lại những cái nhìn lí thú của không gian và chụp được các liên kết mong manh giữ các phân tử lại với nhau. Dưới đây là những bức ảnh đẹp được chọn lọc nhằm phản ánh những thành tựu của khoa học, và của tự nhiên, trong năm qua.

NHÌN TỪ XA

Nhìn kĩ vào góc dưới bên phải của bức ảnh này, bạn có thể tìm thấy đốm sáng nhỏ xíu là Trái đất, nhìn từ khoảng cách hơn một tỉ km. Khung cảnh này của các vành nổi tiếng của sao Thổ được Mặt trời rọi sáng được ghép từ 141 bức ảnh chụp riêng do tàu thám hiểm Cassini của NASA chụp khi nó đi vào cái bóng của sao Thổ hồi tháng 7.

LỬA TRÊN TRỜI

Quả cầu lửa khổng lồ này được tạo ra bởi sao băng lớn nhất được biết từng va chạm với Trái đất kể từ thiên thạch Tunguska chạm đất vào năm 1908. Một lần nữa nước Nga là chủ nhận kém may: sao băng phát nổ ở độ cao chừng 30 km trên bầu trời Chelyabinsk ở Urals và tỏa sáng hơn cả Mặt trời.

NHÌN THẤY LIÊN KẾT HÓA HỌC

Sử dụng kính hiển vi lực nguyên tử, các nhà nghiên cứu ở Bắc Kinh đã chụp được những bức ảnh đầu tiên của các liên kết hydrogen, nhìn thấy trong ảnh là các đường mờ nhạt giữa bốn phân tử 8-hydroxyquinoline.

ĐỌC BỘ NÃO

Đây là một trong những “bộ não trong suốt” đầu tiên được tạo ra với CLARITY, một phương pháp ghi ảnh thần kinh làm cho bộ não trở nên trong suốt – trong trường hợp này là não một con chuột – bằng cách dùng chất tẩy rửa lọc hết lipid. Kĩ thuật làm rõ các neuron ba chiều, thay vì các lát cắt hai chiều như thông thường.

THỜI KHẮC THẦN KÌ

Làm gợi nhớ một sắp đặt nghệ thuật, những máy dò tia gamma này ở Nhật Bản đã thu được bằng chứng rằng các nguyên tử calcium với 20 proton và 34 neutron là bền, nhận ra 34 là “số thần kì” của mức vững vàng hạt nhân.

ĐIỆN HOA

Những bức ảnh cho thấy các điện trường yếu xung quanh một bông hoa lí tưởng hóa. Các nhà nghiên cứu ở Anh tìm thấy rằng loài ong cảm nhận được những trường này: một con ong để lại một điện tích dương sau nó và những con ong khác có thể sử dụng nó để xác định xem nên đến thăm bông hoa nào.

NHỎ MÀ BỀN

Làm bằng polyacrylonitrile, những sợi nano này có vẻ phản logic – chúng càng mỏng thì càng bền và càng dai. Chế tạo bằng cách xoay điện, trong đó một điện tích nhỏ xíu kéo sợi ra khỏi một chất lỏng, cấu trúc mỏng mảnh của chúng khiến chúng bền gấp mười lần các phiên bản dày hơn hiện đang được sử dụng trong quang học và điện tử học.

NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI

Khung cảnh giống như phim khoa học viễn tưởng này mang lại một cái nhìn mới của tương lai. Các nhà máy điện mặt trời – ví dụ như nhà máy này tại Hồ Ivanpah Dry ở California, mĩ, nơi các tia sáng Mặt trời làm sôi nước để lái tuabin hơi – đã tăng về số lượng và quy mô vào năm 2013. Một số ước tính dự đoán rằng nguồn năng lượng này sẽ sớm qua mặt năng lượng gió.

MANG RA ÁNH SÁNG

Loài olinguito (Bassaricyon neblina) là một kết quả hiếm: những loài thú đất liền mới được tìm thấy trong các cánh rừng thuộc dãy Andes. Là một thành viên thuộc họ gấu trúc Bắc Mĩ, loài vật được chính thức mô tả hồi tháng 8 sau một đợt tìm kiếm được thúc đẩy bởi những mẫu vật bảo tàng chưa được nhận dạng – mặc dù hóa ra một con olinguito trước đó đã được nuôi giữ trong các sở thú ở Mĩ.

BÙNG LÊN THEO GIÓ

Một khối lượng tương đương với chín Mặt trời được thổi vọt ra từ thiên hà NGC 253 mỗi năm bởi một luồng gió vũ trụ mạnh. Các kính thiên văn vô tuyến ALMA ở Chile đã chụp ảnh carbon monoxide trong luồng gió này một cách chi tiết chưa có tiền lệ và làm sáng tỏ quy mô của luồng vật chất phóng thích đó. Các vùng cường độ phát xạ thấp là màu đỏ, và những vùng cường độ cao là màu lam-tía.

THỜI XƯA TRẺ

Có niên đại khoảng 195 triệu năm trước, khúc xương này (ảnh chụp là lát cắt) có từ phôi khủng long. Nó là một trong khaonrg 200 chiếc xương được tìm thấy trong một hố xương ở Trung Quốc. Các kết quả hiếm mang lại dữ liệu mới mẻ về sự phát triển của loài khủng long.

LỬA HỒNG HOANG

Núi lửa Tungurahua ở Ecuador đã phun gần như liên tục không nghỉ kể từ năm 2010, và đã phun lác đác ít nhất là từ năm 7750 trước Công nguyên. Ngọn núi lửa này mang lại rất nhiều dữ liệu khoa học, trong đó có một nghiên cứu trong năm nay chứng minh rằng các lún sụt cục bộ đã xảy ra trong đợt phun vào năm 1100 trước Công nguyên, khiến nó là địa điểm của một trong những thảm họa núi lửa xa xưa nhất từng được biết ở dãy Andes.

Theo Nature 504, 350–355 (), doi:10.1038/504350a

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm