NASA phóng cặp đôi phi thuyền nghiên cứu vành đai bức xạ của Trái đất

Hiệp Khách Quậy Sau gần một tuần trì hoãn do thời tiết và trục trặc kĩ thuật, Phi thuyền Bão Vành đai Bức xạ (RBSP) của NASA đã rời bệ phóng lúc 08:05 GMT ngày 30 tháng 8, 2012. Đây sẽ là sứ mệnh phi thuyền song sinh đầu tiên được thiết kế riêng để khảo sát vành đai bức xạ của hành tinh chúng ta. Xin mời đọc tiếp.

Sau gần một tuần trì hoãn do thời tiết và trục trặc kĩ thuật, Phi thuyền Bão Vành đai Bức xạ (RBSP) của NASA đã rời bệ phóng lúc 08:05 GMT ngày 30 tháng 8, 2012. Đây sẽ là sứ mệnh phi thuyền song sinh đầu tiên được thiết kế riêng để khảo sát vành đai bức xạ của hành tinh chúng ta.

“Các nhà khoa học sẽ biết một cách chi tiết chưa có tiền lệ rằng vành đai bức xạ phong phú các hạt tích điện như thế nào, nguyên nhân gì khiến chúng biến đổi và những quá trình này ảnh hưởng như thế nào đến tầng trên của khí quyển xung quanh Trái đất,” phát biểu của John Grunsfeld, một thành viên Ban giám đốc Sứ mệnh Khoa học của NASA tại trụ sở ở Washington. “Thông tin thu thập từ hai phi thuyền này sẽ giúp ích cho công chúng bởi sự cho phép chúng ta bảo vệ tốt hơn các vệ tinh của mình và tìm hiểu thời tiết vũ trụ ảnh hưởng như thế nào đến sự truyền thông và công nghệ trên Trái đất.”

Hai vệ tinh được phóng lên bởi một tên lửa Atlas V, mỗi vệ tinh cân nặng dưới 680 kg. Chúng sẽ nghiên cứu hai vùng hiểm họa của không gian gần Trái đất, gọi là các vành đai bức xạ. Hai vành đai này, đặt theo tên của người khám phá ra chúng, James Van Allen, vây quanh hành tinh chúng ta giống như cái bánh rán và chứa đầy những hạt tích điện cao. Hai vành đai này bị ảnh hưởng bởi bão mặt trời và sự phun trào vật chất vành nhật hoa, và thỉnh thoảng bị phình ra đầy kịch tính. Khi xảy ra như vậy, chúng có thể gây nguy hiểm đối với hoạt động viễn thông, vệ tinh GPS, và hoạt động du hành vũ trụ.

Ảnh minh họa vệ tinh RBSP.

Ảnh minh họa vệ tinh RBSP. Ảnh: Phòng thí nghiệm Vật lí Ứng dụng, Đại học Johns Hopkins

“Chúng ta chưa từng gửi những thiết bị toàn diện và chất lượng cao như thế lên nghiên cứu những vùng không gian bức xạ cao,” phát biểu của Barry Mauk, nhà khoa học dự án RBSP tại Phòng thí nghiệm Vật lí Ứng dụng, Đại học Johns Hopkins. “RBSP được phóng lên giúp chúng ta hiểu thêm, và cuối cùng là dự báo, phản ứng của vành đai bức xạ đối với gió mặt trời thổi đến.”

Mỗi vệ tinh RBSP sẽ trải qua 2 năm quay trong mỗi phần của hai vành đai bức xạ Van Allen. Với việc đồng thời có hai phi thuyền trong những vùng khác nhau của vành đai bức xạ, các nhà khoa học cuối cùng sẽ có thể thu thập dữ liệu từ chính bên trong vành đai bức xạ, tìm hiểu xem chúng biến đổi như thế nào theo thời gian và không gian. Các nhà thiết kế đã gia cố RBSP với lớp chắn bảo vệ đặc biệt và trang bị đầy những dụng cụ điện tử để hoạt động và sống sót bên trong vùng không gian khốc liệt này. Ngoài ra, một chương trình dự báo thời tiết vũ trụ sẽ truyền dữ liệu chọn lọc từ hai thiết bị đó về, cung cấp cho các nhà nghiên cứu một sự kiểm tra các điều kiện hiện tại ở gần Trái đất.

Phi thuyền RBSP thứ nhất đã tách khỏi bộ đẩy Centaur của tên lửa Atlas lúc 1 giờ, 18 phút, 52 giây sau khi phóng. Phi thuyền RBSP thứ hai tách ra sau đó, muộn hơn 12 phút, 14 giây.

Trong 60 ngày tiếp theo, các nhà điều hành sẽ liên tục điều khiển các hệ thống bay và các thiết bị khoa học và triển khai các sào anten dài, hai anten trong số đó dài hơn 50 mét. Dữ liệu về các hạt chuyển động xoáy trong vành đai bức xạ, và những trường và sóng truyền chúng đi, sẽ được thu thập bởi năm bộ thiết bị được thiết kế và điều khiển bởi các đội khoa học tại các trường đại học ở Mĩ và Anh.

123physics (thuvienvatly.com)
Nguồn: Universe Today

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm