Hiệp Khách Quậy Giáo sư hóa học người Mĩ Sherwood Rowland vừa qua đời hôm 10/3, thọ 84 tuổi. Ông là người đầu tiên nghi ngờ rằng tầng ozone bảo vệ của Trái đất đã và đang bị mỏng đi do các hóa chất nhân tạo gây ra. Xin mời đọc tiếp.
Giáo sư hóa học người Mĩ Sherwood Rowland vừa qua đời hôm 10/3, thọ 84 tuổi. Ông là người đầu tiên nghi ngờ rằng tầng ozone bảo vệ của Trái đất đã và đang bị mỏng đi do các hóa chất nhân tạo gây ra.
Giáo sư Rowland công bố một bài báo nói về những nguy hại của các hóa chất chlorofluorocarbon – CFC –vào năm 1974. Lúc ấy, những quan điểm của ông đã bị những nhà khoa học khác chế nhạo, đặc biệt là ngành công nghiệp hóa chất.
Nhưng 20 năm sau đó, Sherwood Rowland đã giành Giải Nobel Hóa học cho công trình nghiên cứu này.
Sherwood Rowland thường được gọi thân mật là Sherry
Ông làm việc tại trường Đại học California ở Irvine (UCI). Mọi người thường gọi ông một cách thân mật là Sherry. Ông giành Giải Nobel năm 1994 cùng với Mario Molina thuộc Viện Công nghệ Massachusetts và Paul Crutzen thuộc Viện Hóa học Max Planck ở Mainz, Đức.
Những tính toán của Rowland và các đồng sự đã đưa đến lệnh cấm sử dụng CFC hồi cuối thập niên 1970. Trước đó, chất này thường được sử dụng rộng rãi là chất làm lạnh, chất nổ đẩy ở những bình phun, dung môi, và tác nhân thổi tạo bọt.
Tuy nhiên, đến năm 1985 thì việc phát hiện ra các hóa chất đang gây ra sự trút thảo nghiêm trọng, hay tạo ra một “lỗ thủng”, trên tầng ozone phía trên Nam Cực mới đưa đến một hiệp định cấp chlorofluorocarbon – cái gọi là Hiệp định Montreal.
Ozone là một phân tử gồm ba nguyên tử oxygen. Nó lọc chặn bức xạ tử ngoại có hại (bước sóng dưới 290 nm) từ Mặt trời đến.
Lỗ thủng tầng ozone phía trên Nam Cực ngày một rộng dần, khiến thế giới cảm thấy bất an
Chất khí này liên tục được sinh ra và phân hủy trong tầng bình lưu, ở cách mặt đất khoảng 30 km. Trong bầu khí quyển không bị ô nhiễm, chu trình sinh hủy này ở trạng thái cân bằng.
Nhưng CFC và những hóa chất khác bị cấm sẽ dâng lên tầng bình lưu, tại đó chúng bị ánh sáng mặt trời làm phân hủy. Các nguyên tử chlorine và bromine giải phóng từ những sản phẩm nhân tạo này khi đó giữ vai trò chất xúc tác làm phân hủy ozone.
Mặc dù CFC và những hóa chất khác đã bị cấm, nhưng lỗ thủng tầng ozone phía trên Nam Cực vẫn tương đối ổn định. Và nó đã đạt tới quy mô lớn nhất trong năm 2011.
123physsics – thuvienvatly.com
Nguồn: BBC News