Processing math: 100%

M107 mở đường cho việc nghiên cứu sự tiến hóa sao và các thiên hà

Hiệp Khách Quậy húng ta đã biết đến khoảng 150 tập hợp phong phú các ngôi sao già được gọi là các cụm tinh hình cầu (globular cluster) đang quay quanh thiên hà của chúng ta, Ngân hà. Xin mời đọc tiếp.

Chúng ta đã biết đến khoảng 150 tập hợp phong phú các ngôi sao già được gọi là các cụm tinh hình cầu (globular cluster) đang quay quanh thiên hà của chúng ta, Ngân hà. Những bức ảnh mới của Messier 107, chụp bởi Bộ thu ảnh trường rộng (Wide Field imager) của kính thiên văn 2,2m tại đài quan sát ESO’s La Silla ở Chilê, phơi bày cấu trúc của một cụm tinh hình cầu này với độ sắc nét cao. Nghiên cứu những cụm thiên thể này sẽ hé lộ nhiều vấn đề về lịch sử của thiên hà chúng ta đang ở và cách thức mà các ngôi sao tiến hóa.

Cụm tinh hình cầu Messier 107, được biết đến với tên gọi NGC 6171, là một hệ thống các sao đặc và lâu đời nằm cách chúng ta khoảng 21 000 năm ánh sáng. Messier 107 là một trung tâm đông đúc: hàng ngàn ngôi sao trong cụm tinh hình cầu như vậy chỉ tập trung trong miền không gian chật hẹp, có kích thước vào khoảng 20 lần khoảng cách từ Mặt trời chúng ta đến thiên thể gần nhất là Alpha Centauri. Một số các sao đã đi vào giai đoạn sao khổng lồ đỏ, một trong những cảnh cuối cùng trong đời sống của một ngôi sao, và có màu vàng như ảnh chụp trên đây.

Các cụm tinh hình cầu là một trong các đối tượng già nhất trong vũ trụ. Khi đó, các sao trong một cụm tinh hình cầu  hình thành từ các đám mây vật chất tại các thời điểm gần nhau, khoảng 10 tỉ năm trước. Chúng gồm những sao có khối lượng nhỏ, do đó, năng suất tiêu thụ hi-đrô là chậm hơn nhiều so với các thiên thể nặng hơn. Các cụm tinh hình cầu hình thành trong suốt giai đoạn sớm nhất của quá trình hình thành các thiên hà nóng và do đó việc nghiên cứu các thiên thể này có thể mang lại những hiểu biết sâu rộng về cách mà các thiên hà và các sao của chúng tiến hóa.

{loadposition article}

Messier 107 bị "soi" khá kỉ, là một trong 160 miền thiên thể được phân chia bởi hệ thống Pre-FLAMES, một trong những hệ thống tiên phong được bắt đầu từ năm 1999 đến năm 2002 sử dụng kính thiên văn 2,2m tại đài quan sát ESO's La Silla ở Chilê, để tìm kiếm những ngôi sao phù hợp cho việc quan sát của quang phổ kế FLAMES của VLT. Dùng FLAMES có thể quan sát được 130 mục tiêu cùng lúc, thích hợp cho việc nghiên cứu những cộng đồng sao dày đặc như các cụm tinh hình cầu.  

m107

M107.(Ảnh: ESO)

M107 không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng với độ trưng (apparent magnitude, là giá trị đặc trưng cho độ sáng của thiên thể nhìn từ Trái đất) vào khoảng 8, nó có thể dễ dàng được nhìn thấy trên nền tối nhờ vào một kính thiên văn cỡ nhỏ hoặc ống nhòm. Cụm tinh hình cầu có bề rộng 13 phút góc, tương ứng với khoảng cách 80 năm ánh sáng, và được tìm thấy trong quầng tinh Ophiuchus, ngay phía bắc chiếc càng của Scorpius(chòm Bọ cạp). Khoảng một nữa các cụm tinh hình cầu được quan sát thấy từ Ngân hà được tìm thấy trong các chòm sao Sagittarius, Scorpius and Ophiuchus theo hướng trực chỉ tâm của Ngân hà. Sở dĩ vì vậy là bởi vì các quỹ đạo của chúng xếp dọc theo hướng nhìn này của chúng ta và quay quanh một miền trung tâm chung.

Messier 107 được phát hiện bởi Pierre Méchain vào tháng Tư năm 1782, và được thêm vào hệ thống Bảy đối tượng Messier bổ sung. Vào ngày 12 tháng 5 năm 1793, nó được phát hiện một cách độc lập bởi William Herschel, người đầu tiên giải mã cụm tinh hình cầu này là hệ sao. Nhưng mãi cho tới năm 1947, cụm tinh hình cầu này mới được đặt vào hệ thống Messier với tên M107, và là cụm sao gần đây nhất được thêm vào hệ thống nổi tiếng này. (Hệ thống Messier được Charles Messier lập ra vào  năm 1771 nhằm mục đích ban đầu là đánh dấu các sao chổi, theo cách nhìn thời đó.ND).

Bức ảnh này là sự kết hợp từ việc phơi sáng với ba màu xanh dương, xanh da trời và gần hồng ngoại của Camera trường rộng của kính MPG/ESO 2,2m đặt tại đài quan sát La Silla ở Chilê.

Theo Physorg.com

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm