5 thiết bị được chọn cho sứ mệnh tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa ExoMars

Hiệp Khách Quậy Có sự sống trên sao Hỏa hay không? Câu hỏi đó có thể trả lời bằng năm thiết bị khoa học vừa được chọn cho bay cùng sứ mệnh ExoMars đầu tiên lên hành tinh đỏ vào năm 2016. Là một dự án hợp tác của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và NASA Xin mời đọc tiếp.

 

Ảnh minh họa ExoMars. Phi thuyền sẽ được phóng lên vào năm 2016. (Ảnh: ESA/NASA)

Có sự sống trên sao Hỏa hay không? Câu hỏi đó có thể trả lời bằng năm thiết bị khoa học vừa được chọn cho bay cùng sứ mệnh ExoMars đầu tiên lên hành tinh đỏ vào năm 2016. Là một dự án hợp tác của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và NASA, ExoMars là viết tắt của dự án Ngoại Sinh vật học trên Hỏa tinh và được trông đợi sẽ có ít nhất hai sứ mệnh thẳng tiến lên sao Hỏa.

Năm thiết bị đã được chọn ra từ 19 đề xuất đệ trình hồi tháng 1, 2010. Chúng bao gồm ba máy dò hồng ngoại khác nhau sẽ quét qua bầu khí quyển Hỏa tinh tìm kiếm các thành phần phân tử hàm lượng thấp, đồng thời tìm bụi và hơi nước.

Các nhà khoa học dự án đặc biệt muốn lập bản đồ hàm lượng methane trong khí quyển Hỏa tinh. “Việc lập bản đồ methane cho phép chúng ta nghiên cứu sâu hơn câu hỏi quan trọng nhất đó: sao Hỏa là một hành tinh có sự sống hay không, hay nó có thể và sẽ trở nên có sự sống trong tương lai hay không?”, David Southwood, giám đốc khoa học và thám hiểm bằng rô bôt của ESA, giải thích.

Khí methane được sứ mệnh Mars Express của ESA phát hiện ra lần đầu tiên trên hành tinh đỏ hồi năm 2003 và sự có mặt của nó sau đó được xác nhận bởi các nhà khoa học NASA. Methane sao Hỏa đặc biệt hấp dẫn với các nhà ngoại sinh vật học [nghiên cứu sự sống ngoài trái đất] vì chất khí này sẽ bị phân hủy bởi bức xạ mặt trời. Có những lượng đáng kể methane, do đó, sẽ có nghĩa là chất khí này đang được tạo ra bởi những sinh vật sống – giống hệt như quá trình xảy ra trên Trái đất chúng ta.

Phi thuyền ExoMars sẽ bay trên quỹ đạo cách bề mặt Hỏa tinh 400 km và sẽ có một camera ghi lại các ảnh 3D phân giải cao và sẽ có thể tập trung vào những chi tiết có sức thu hút khi chúng được phát hiện ra. Thiết bị thứ năm trên tàu là một camera góc rộng đa bước sóng sẽ ghi ảnh toàn cầu của sao Hỏa để điều khiển hoạt động của bốn thiết bị kia.

Hộ tống cùng ExoMars TGO trên hành trình của nó lên sao Hỏa sẽ là một phi thuyền tiếp đất nhỏ do ESA cung cấp sẽ hạ cánh xuống bề mặt hành tinh đỏ. Phi thuyền tiếp đất đó có chứa một bộ thí nghiệm địa vật lí và khí quyển, nhưng các trở ngại tài chính khiến ESA phải lùi kế hoạch thời gian của mình lại. Thay vào đó, phi thuyền tiếp đất trong kế hoạch hiện nay là một phi thuyền “thao diễn” sẽ chứa một số hạn chế các thiết bị và sẽ kiểm nghiệm sự phát triển của công nghệ hạ cánh cho sứ mệnh ExoMars thứ hai, theo lịch trình sẽ khởi động vào năm 2018.

Mục tiêu chính của sứ mệnh năm 2018 là đưa một cỗ xe tự hành lên bề mặt sao Hỏa. Cỗ xe sẽ được trang bị một máy khoan để thu gom mẫu địa chất, chúng có thể được mang về Trái đất bởi những sứ mệnh hợp tác ESA/NASA khác đã được lên kế hoạch cho thập niên 2020.

Đồng thời, ESA cho biết họ đã có được 470 triệu bảng Anh để chi cho một sứ mệnh khoa học “tầm trung” sẽ phóng lên vào năm 2022. Cơ quan này đã kêu gọi các nhà khoa học vũ trụ hãy đưa ra các đề xuất cho sứ mệnh hiện đang được triển khai cùng với kế hoạch Tầm nhìn Vũ trụ của ESA cho tương lai của khoa học vũ trụ ở châu Âu.

Nguồn: physicsworld.com

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm