Hiệp Khách Quậy Theo hãng tin Reuters, các nhà khoa học Nga đã khoan xuyên hàng dặm băng Nam Cực trong cuộc chạy đua phân tích nước của nó nhằm tìm kiếm những dạng sống kiểu ngoài địa cầu. Xin mời đọc tiếp.
Theo hãng tin Reuters, các nhà khoa học Nga đã khoan xuyên hàng dặm băng Nam Cực trong cuộc chạy đua phân tích nước của nó nhằm tìm kiếm những dạng sống kiểu ngoài địa cầu.
Hình vẽ lát cắt của Hồ Vostok, hồ lớn nhất được biết nằm dưới băng hà ở Nam Cực. Độ sâu của mũi khoan đã tăng thêm kể từ khi sơ đồ này được vẽ.
Valery Lukin, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực của Nga, là người giám sát việc khoan khoa học ở Hồ Vostok Nam Cực. Ông nói:
Việc này tựa như chuyến bay đầu tiên lên mặt trăng.
Sau 30 năm, cuối cùng các nhà khoa học Nga đã công bố hôm 8 tháng 2, 2012, rằng họ đã khoan xuyên 3769,3 m băng hà tới nước của Hồ Vostok, nơi chưa từng nhìn thấy ánh sáng ban ngày trong hơn 15 triệu năm qua.
Các nhà nghiên cứu người Nga tại trạm Vostok đang làm việc trong một hố khoan tuyết
Nhà hải dương học Chuck Kennicutt thuộc cơ quan Texas A&M cũng nghiên cứu trong lĩnh vực trên. Ông phát biểu:
Đây thật sự là một sự kiện đột phá. Các đồng nghiệp người Nga của chúng tôi đáng được hoan nghênh với một thành tựu tuyệt vời về mặt kĩ thuật. Đây là một kế hoạch đã lâu lắm rồi. Đã có rất nhiều sự quan tâm to lớn trong hơn một thập kỉ qua, và đây là những môi trường rất khác lạ mà chúng ta biết rất ít, chủ yếu là vì chúng chưa bao giờ lộ diện cả.
Từ đây, người ta bắt đầu biết được thông tin về những cái có thể sống trong những cái hồ đó, những cái hồ này đã phát triển như thế nào theo thời gian, những cái hồ này có tác động đến những mảng băng bên trên hay không, có những dòng chảy băng giá đi cùng với sự tích lũy nước hay không, toàn bộ kiến thức khoa học cuối cùng sẽ có được từ việc khảo sát những môi trường này.
Trạm Vostok của Nga và tháp khoan 5G
Các nhà khoa học Nga gọi Hồ Vostok là “hàn cực”, với nhiệt độ trung bình băng giá âm 56 độ Celsius. Các nhà khoa học trên khắp thế giới nghi ngờ rằng vi khuẩn có thể sinh sống trong nước dưới băng hà của Hồ Vostok. Điều kiện khắc nghiệt dưới đó giống với những điều kiện sống có thể có trên những thế giới khác. Tiến sĩ Kennicutt giải thích việc tìm kiếm dạng sống ngoài địa cầu tại hồ Vostok:
Cơ sở cho sự tồn tại của sự sống như chúng ta biết là sự tồn tại của nước thể lỏng. Đó luôn luôn là tiêu chuẩn để tìm kiếm nơi sự sống có thể tồn tại ngoài hành tinh Trái đất của chúng ta. Điều này đặc biệt đúng trong hệ mặt trời của chúng ta, ví dụ như việc khám phá ra những vệ tinh băng hà như Europa, các nghiên cứu đã thuyết phục rằng thật sự có nước thể lỏng bên dưới một mảng băng dày; và cũng như vệ tinh Enceladus của sao Thổ. Chúng ta thật sự biết rằng có những nơi trong hệ mặt trời có những mảng băng dày phủ trên cái dường như là nước thể lỏng.Và đó là trường hợp tương tự thường được nêu ra.
Những cái hồ này ở Nam Cực là tương tự, mặc dù để có những điều kiện khắc nghiệt hơn nhiều, bạn nên đi khỏi hành tinh Trái đất. Ít nhất có một sự tương tự đây là những nơi mà vi sinh vật có khả năng đã chiếm lĩnh nằm bên dưới những mảng băng lớn trong nước lỏng. Đó là mối liên hệ mà người ta đang cố gắng tìm hiểu đâu là nơi có khả năng nhất để tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
Vệ tinh Europa của Mộc tinh, nơi các nhà khoa học nghi ngờ có thể có sự sống bên dưới hàng dặm băng dày
Lucky_Rua – thuvienvatly.com
Nguồn: EarthSky.org