Nước có ở mọi nơi, nhưng không phải giọt nào cũng có sự sống (Phần 2)

Hiệp Khách Quậy Các nhà nghiên cứu còn khảo sát các giới hạn áp suất. Sự sống đã được tìm thấy ở sâu tận 5,3 km bên dưới mặt đất, nơi áp suất gấp 1500 lần tại bề mặt. Cho dù đây có thật sự là áp suất cao nhất mà nước thích hợp cho sự sống vẫn được trông thấy hay không, nhưng kể từ đó chẳng có ai từng đào sâu hơn để... Xin mời đọc tiếp.

Các nhà nghiên cứu còn khảo sát các giới hạn áp suất. Sự sống đã được tìm thấy ở sâu tận 5,3 km bên dưới mặt đất, nơi áp suất gấp 1500 lần tại bề mặt. Cho dù đây có thật sự là áp suất cao nhất mà nước thích hợp cho sự sống vẫn được trông thấy hay không, nhưng kể từ đó chẳng có ai từng đào sâu hơn để tìm kiếm sự sống.

Đối với áp suất thấp, sự sống đã được tìm thấy ở cao trong bầu khí quyển, nơi không khí thật mỏng, nhưng những vi sinh vật này thường không hoạt động và chỉ hồi phục khi được cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết. Do đó, các tác giả lấy giới hạn áp suất thấp cho sự sống hoạt động là một phần ba áp suất khí quyển, tương ứng với độ cao tại đỉnh Everest.

Các giới hạn sinh quyển

Theo những giới hạn ở trên, sự sống trên hành tinh chúng ta bị hạn chế với một lớp vỏ mỏng đại khái mở rộng từ 10 km trên cao cho tới 5 km dưới mặt đất (hoặc đến những độ sâu 10 km trong đại dương). Như vậy để lại 88% thể tích nước bỏ không trên Trái đất.

“Nó cho thấy sự sống và nước là không tương đương”, Jones nói. “Có rất nhiều nước lỏng đối địch với sự sống”.

Gần như toàn bộ nước lỏng của Trái đất nằm trong những vùng không thể sống được. Chỉ một phần nhỏ của các điều kiện nước trên Trái đất là thân thiện với sự sống.

“Phát biểu theo cách này nghe thật bất ngờ và dường cho thấy chiến lược ‘đi tìm nước’ để tìm sự sống cần phải suy nghĩ lại”, phát biểu của Chris McKay thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ames NASA.

Nhưng ông nghĩ vấn đề này có chút đánh lạc hướng. Yếu tố duy nhất thật sự ràng buộc trong phân tích này là quan sát cho biết sự sống rõ ràng không thể tồn tại trên ngưỡng 122 độ Celsius.

“Không có thế giới nào khác có nhiệt độ bề mặt đủ nóng (kể cả Kim tinh) để làm cho giới hạn này có liên quan”, McKay nói.

alt

Phi thuyền Phoenix của NASA đã thu được bằng chứng trực tiếp của nước đóng băng trên mặt đất sao Hỏa. Nước lỏng có thể tồn tại ở sâu bên dưới lòng đất, nơi nhiệt độ và áp suất cao hơn. Ảnh: NASA/JPL-Caltech/Đại học Arizona/Đại học Texas A&M

Tuy nhiên, có thể tìm thấy những nhiệt độ cao hơn ở bên dưới mặt đất. Sao Hỏa, chẳng hạn, có thể quá lạnh cho nước lỏng trên bề mặt của nó, nhưng có lí do để tin rằng có nước lỏng ở dưới lòng đất hành tinh đỏ.

Jones và Lineweaver hiện đang lập mô phỏng lớp vỏ, lớp bao và nhân của sao Hỏa, và sử dụng các ước tính dòng nhiệt để xây dựng một biểu đồ pha nước Hỏa tinh, giống như biểu đồ họ đã thực hiện cho nước trên Trái đất. Các kết quả sẽ cho biết ở những độ sâu người ta có thể tìm thấy nước có tiềm năng thích hợp cho sự sống (như định nghĩa bởi nghiên cứu hiện nay) trên sao Hỏa.

Loại phân tích ‘nước ở được’ như thế này còn có thể sử dụng cho các đại dương lỏng mà người ta tin rằng nằm bên dưới lớp vỏ băng giá của vệ tinh Europa của Mộc tinh và vệ tinh Enceladus của Thổ tinh. Và nó có thể giúp mô tả đặc trưng các hành tinh ngoại mà người ta có thể ước tính một biểu đồ pha hợp lí.

“Nó có thể cho biết chúng ta nên tập trung tìm kiếm sự sống ở những chỗ nào”, Jones nói.

Theo PhysOrg.com

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm