Hiệp Khách Quậy Theo các phương tiện truyền thông, Trung Quốc đang chuẩn bị phóng vệ tinh mặt trăng thứ hai vào cuối năm nay, một bước tiến mới trong mục tiêu theo đuổi một sứ mệnh mặt trăng có con người vào năm 2020. Xin mời đọc tiếp.
Theo các phương tiện truyền thông, Trung Quốc đang chuẩn bị phóng vệ tinh mặt trăng thứ hai vào cuối năm nay, một bước tiến mới trong mục tiêu theo đuổi một sứ mệnh mặt trăng có con người vào năm 2020.
Mặt trăng
Các khâu chuẩn bị cho việc phóng phi thuyền Chang’e-2, sẽ đi vào quỹ đạo cách mặt trăng 15 km, đang diễn ra suôn sẻ - tờ Nhân dân Nhật báo trích dẫn lời Wu Weiren, một kĩ sư chính đang giám sát chương trình, cho biết như vậy.
Sứ mệnh Chang’e-2 “hiện đang trải qua giai đoạn kiểm tra và trước khi phóng và những chuẩn bị cần thiết – kế hoạch là sẽ triển khai một sứ mệnh bay thử nghiệm vào cuối năm nay”, Wu nói.
Các viên chức thuộc chương trình vũ trụ của Trung Quốc trước đây từng cho biết sứ mệnh trên sẽ rời bệ phóng vào tháng 10, nhưng ngày tháng chính xác thì vẫn chưa cụ thể.
Phi thuyền mặt trăng trên sẽ kiểm tra công nghệ hạ cánh trên đất mềm và những công nghệ khác, chuẩn bị cho việc phóng Chang’e-3, phi thuyền theo dự tính phóng vào năm 2013 và mục tiêu là phi thuyền hạ cánh có người lái đầu tiên của Trung Quốc trên mặt trăng.
Chương trình Chang’e, mang tên vị thần Trung Quốc đã bay lên mặt trăng, được xem là một nỗ lực nhằm đưa chương trình thám hiểm vũ trụ của Trung Quốc lên ngang tầm với Mĩ và Nga.
Trung Quốc đã phóng tàu Chang’e-1, bay vòng quanh mặt trăng và chụp các bức ảnh phân giải cao của bề mặt chị Hằng, vào tháng 10 năm 2007, là một phần của sứ mệnh mặt trăng ba giai doạn đầy tham vọng của Trung Quốc.
Chương trình mặt trăng của Trung Quốc hi vọng mang mẫu đá mặt trăng về trái đất vào năm 2017, với một sứ mệnh có người lái dự kiến vào năm 2020.
Cuối cùng, các nhà khoa học Trung Quốc còn có kế hoạch xây dựng một đài thiên văn trên bề mặt chị Hằng.
Trung Quốc đã trở thành quốc gia đứng thứ ba thế giới đưa người lên vũ trụ một cách tự lực – sau Mĩ và Nag – khi Yang Liwei điều khiển sứ mệnh vũ trụ một người lái Shenzhou-5 vào năm 2003.
Tháng 9 năm 2008, phi thuyền Shenzhou-7, do ba nhà du hành điều khiển, đã thực hiện chuyến tản bộ vũ trụ đầu tiên của người Trung Quốc.
Cho đến nay, người Mĩ vẫn giữ kỉ lục với những sứ mệnh mặt trăng có người lái, họ đã thực hiện sáu chuyến hành trình từ năm 1969 đến 1972.
Bắc Kinh có những đối thủ châu Á khác đang chạy đua trở thành nước thứ hai đưa người lên mặt trăng.
Ấn Độ đã phóng phi thuyền mặt trăng hồi năm 2008, và hồi tháng 1 rồi họ đã thông báo một sứ mệnh mặt trăng có người lái vào năm 2016. Trong khi đó, Nhật Bản đã phóng vệ tinh mặt trăng đầu tiên của mình hồi tháng 6 năm ngoái.
Nguồn: AFP, PhysOrg.com