20 sứ mệnh mặt trăng đáng nhớ nhất

Hiệp Khách Quậy Phi thuyền Xô Viết không người lái này đã trở thành vật thể nhân tạo đầu tiên từng tiếp cận một thiên thể khác. Phi thuyền có dạng cầu được phóng lên hôm 12 tháng 9, 1959 và đã va vào mặt trăng hai ngày sau đó. Xin mời đọc tiếp.

Luna 2

Luna 2

Phi thuyền Xô Viết không người lái này đã trở thành vật thể nhân tạo đầu tiên từng tiếp cận một thiên thể khác. Phi thuyền có dạng cầu được phóng lên hôm 12 tháng 9, 1959 và đã va vào mặt trăng hai ngày sau đó.

Luna 3

Luna 3

Phi thuyền Xô Viết này là phi thuyền đầu tiên chụp ảnh phía bên kia của mặt trăng. Nó được phóng lên hôm 4 tháng 10, 1959.

Ranger 7

Ranger 7

Phi thuyền vũ trụ này của Mĩ đã chụp khoảng 4.300 bức ảnh của bề mặt mặt trăng – những bức ảnh chất lượng cao đầu tiên được gửi về từ mặt trăng. Sau đó nó đã đâm xuống mặt trăng ở vùng Biển Mây. Nó được phóng lên hôm 28 tháng 7, 1964.

Luna 9

Luna 9

Phi thuyền Xô Viết không người lái này là phi thuyền đầu tiên tiếp đất có điều khiển lên bề mặt mặt trăng. Vào ngày 3 tháng 2, 1966, Luna 9 đã chạm đất tại một hố mặt trăng, và đã gửi về những bức ảnh toàn cảnh vùng địa hình nơi đó.

Luna 10

Luna 10

Phi thuyền Xô Viết này là vật thể nhân tạo đầu tiên từng thành công bay vòng quanh một thiên thể khác. Phi thuyền không người lái được phóng lên hôm 31 tháng 3, 1966, và đã đi vào quỹ đạo xung quanh mặt trăng hai ngày sau đó. Trong hơn hai tháng, phi thuyền đã quay xung quanh mặt trăng 460 vòng và liên tục truyền dữ liệu về Trái đất.

Surveyor 1

Surveyor 1

Vào tháng 6 năm 1966, nước Mĩ đuổi kịp cái Liên Xô đã làm bốn tháng trước đó, cho hạ cánh thành công một phi thuyền lên mặt trăng theo kiểu có điều khiển. Trong một sứ mệnh sáu tuần, Surveyor 1 đã chụp hơn 11.100 bức ảnh của bề mặt mặt trăng.

Lunar Orbiter 5

Lunar Orbiter 5

Sứ mệnh này của Mĩ là một bộ phận của một loạt sứ mệnh triển vọng mặt trăng không người lái chuẩn bị cho sứ mệnh hạ cánh Apollo có người điều khiển. Lúc hoàn thành sứ mệnh Lunar Orbiter 5, bề mặt mặt trăng đã được lập bản đồ 99%. Phi thuyền được phóng lên hôm 1 tháng 8, 1967 và hoàn thành sứ mệnh của nó vào ngày 31 tháng 1, 1968.

Apollo 8

Apollo 8

Vào ngày 21 tháng 12, 1968, các nhà du hành NASA Frank Borman, James Lovell, và William Anders đã trở thành những con người đầu tiên rời khỏi quỹ đạo Trái đất và đến viếng mặt trăng. Họ đi vào quỹ đạo mặt trăng vào đêm Noel, 24 tháng 12, 1968, và đã gửi về những bức ảnh nổi tiếng ghi lại lần đầu tiên con người chứng kiến cảnh Trái đất mọc lên từ chân trời của mặt trăng. Sau 10 vòng quỹ đạo mặt trăng, ba nhà du hành đã vòng về Trái đất và tiếp đất hôm 27 tháng 12, 1968.

Apollo 11

Apollo 11

Nước Mĩ đã bù lại cho sự xuất phát chậm trong cuộc chạy đua vũ trụ với Liên Xô với việc giành giải thưởng tối hậu: lần đầu tiên đưa người lên mặt trăng. Các nhà du hành NASA Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã bước chân xuống vùng Biển Tranquility vào hôm 20 tháng 7, 1969, trong khi người đồng chí của họ Michael Collins thì bay trên quỹ đạo phía trên. Ba người đã trở về nhà hôm 24 tháng 7, 1969.

Luna 16

Luna 16

Giữa những chuyến bay Apollo có người điều khiển của Mĩ, Liên Xô đã phóng sứ mệnh lấy mẫu không người lái này lên mặt trăng hôm 12 tháng 9, 1970. Luna 16 hạ cánh lên bề mặt mặt trăng, thu gom đá mặt trăng, đóng gói chúng, và mang chúng về Trái đất. Nó là phi thuyền rô bôt lấy mẫu thành công đầu tiên.

Lunokhod 1

Lunokhod 1

Lunokhod 1 của Liên Xô là xe tự hành mặt trăng đầu tiên từng đi lại trên mặt trăng. Xe tự hành này được phóng lên không người điều khiển vào hôm 10 tháng 11, 1970 là một phần của sứ mệnh Luna 17. Sau khi chạm đất mặt trăng, cỗ xe điều khiển từ xa này đã đi hơn 10,5 km, chụp ảnh và ghi video lại toàn bộ tiến trình.

Luna 24

Luna 24

Phi thuyền không người lái của Liên Xô này rời bệ phóng vào ngày 9 tháng 8, 1976 và đã lấy về 170,1 gram đá mặt trăng về Trái đất hôm 22 tháng 8, 1976. Phi thuyền đáp xuống một vùng trên mặt trăng gọi là Biển Crisium.

Lunar Prospector

Lunar Prospector

Phi thuyền NASA không người lái này được phóng lên hôm 7 tháng 1, 1998 với sứ mệnh bay vòng quanh mặt trăng tìm kiếm những dấu hiệu của nước đóng băng và những khoáng chất khác trong những hố tối tăm vĩnh viễn tại hai cực mặt trăng. Với hành trình 19 tháng, phi thuyền đã biên soạn một bản đồ thành phần khoáng chất trên bề mặt mặt trăng, trước khi lao xuống mặt trăng hôm 31 tháng 7, 1999.

SMART-1

SMART-1

Sứ mệnh này là sứ mệnh mặt trăng đầu tiên của Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Phi thuyền không người lái SMART-1 được phóng lên hôm 27 tháng 9, 2003, và đi vào quỹ đạo mặt trăng trong tháng 11, 2004. Phi thuyền nhỏ này được cấp nguồn bằng động cơ ion sử dụng năng lượng điện mặt trời.

Kaguya (SELENE)

Kaguya (SELENE)

Sứ mệnh lên mặt trăng này của Nhật Bản cất cánh hôm 14 tháng 9, 2007, và đi quỹ đạo mặt trăng chưa tới một tháng sau đó. Phi thuyền hiện nay vẫn ở trên quỹ đạo mặt trăng, đang biên soạn bản đồ chi tiết nhất từ trước đến nay của trường hấp dẫn của mặt trăng.

Hằng Nga 1

Hằng Nga 1

Sứ mệnh rời Trái đất đầu tiên của Trung Quốc được phóng lên hôm 24 tháng 10, 2007. Phi thuyền vũ trụ không người lái này bay vòng quanh mặt trăng cho đến tháng 3, 2009, khi nó được điều khiển có chủ đích lao xuống bề mặt mặt trăng. Sau sứ mệnh này, Trung Quốc đã triển khai phi thuyền Hằng Nga 2, phóng lên hôm 1 tháng 10, 2010 và chỉ mới rời mặt trăng đi đến Điểm Lagrange L1 giữa Trái đất và mặt trời.

Chandrayaan-1

Chandrayaan-1

Không chịu thua kém, Ấn Độ đã tham gia trò chơi thám hiểm mặt trăng vào hôm 22 tháng 10, 2008, khi họ cho phóng phi thuyền rô bôt Chandrayaan-1 lên quỹ đạo mặt trăng. Là sứ mệnh rời Trái đất đầu tiên của Ấn Độ, phi thuyền này đã quan sát mặt trăng từ trên quỹ đạo cho đến tháng 8, 2009. Vào tháng 11, 2008, phi thuyền này đã thả Thiết bị khảo sát Va chạm Mặt trăng cho lao xuống mặt trăng, làm bắn bụi vọt lên có thể để lộ vết tích của nước đóng băng của mặt trăng. Vào tháng 9, 2009, các kết quả thu từ một trong những thiết bị của Chandrayaan-1, Máy lập bản đồ Khoáng vật học Mặt trăng, đã giúp phát hiện bằng chứng cho nước trên mặt trăng.

LRO (Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng)

LRO (Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng)

LRO là sứ mệnh mặt trăng đầu tiên của NASA kể từ kỉ nguyên Apollo. Phi thuyền quỹ đạo không người lái này được phóng lên hôm 18 tháng 6, 2009. Kế hoạch ban đầu là một tiền tiêu cho những chuyến đi có người điều khiển lên mặt trăng, LRO đã lập bản đồ bề mặt mặt trăng với độ phân giải cao 3D. Phi thuyền này có tầm nhìn đủ tốt để tìm thấy vết chân để lại của các nhà du hành Apollo.

LCROSS (Vệ tinh Cảm biến và Quan trắc Hố Mặt trăng)

LCROSS (Vệ tinh Cảm biến và Quan trắc Hố Mặt trăng)

Phi thuyền vũ trụ không người lái này của NASA được phóng chung với LRO hôm 18 tháng 6, 2009. Nhiệm vụ của nó là phát hiện sự có mặt của nước đóng băng ở những hố tối tăm vĩnh viễn nằm gần hai cực của mặt trăng.

GRAIL

GRAIL

Cặp phi thuyền song song GRAIL của NASA được phóng lên hôm 8 tháng 9, 2011 với sứ mệnh nghiên cứu trường hấp dẫn của mặt trăng từ trên quỹ đạo để tìm hiểu thêm về sự hình thành và lịch sử của mặt trăng. Các nhà nghiên cứu theo dõi sự biến thiên nhỏ của khoảng cách giữa hai phi thuyền do trường hấp dẫn của mặt trăng gây ra. Hôm 17 tháng 12, 2012, hai phi thuyền đã kết thúc sứ mệnh với việc va vào mạn sườn của một dãy núi trên mặt trăng theo như kế hoạch.

Nguồn: Space.com

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm