Hiệp Khách Quậy Các nhà thiên văn học Nhật Bản hôm chủ nhật vừa rồi cho biết họ đã tìm thấy các vết tích của một khoáng chất bổ sung thêm một mảnh kiến thức quan trọng cho câu hỏi hóc búa lâu nay về quá khứ địa chất của Mặt trăng. Xin mời đọc tiếp.
Các nhà thiên văn học Nhật Bản hôm chủ nhật vừa rồi cho biết họ đã tìm thấy các vết tích của một khoáng chất bổ sung thêm một mảnh kiến thức quan trọng cho câu hỏi hóc búa lâu nay về quá khứ địa chất của Mặt trăng.
Ảnh minh họa của Cơ quán Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) hồi năm 2007, thể hiện vệ tinh quan sát mặt trăng Kaguya.
Sử dụng một con tàu thám hiểm mang đầy thiết bị, Kaguza, đã đi vào quỹ đạo xung quanh Mặt trăng hồi năm 2007, đội khoa học tìm thấy nhiều dấu hiệu của khoáng chất trên trong các vòng đồng tâm trong ba vùng miệng hố lớn.
Khoáng chất trên, tên gọi là olivine, là một dấu hiệu mách bảo của lớp bao, lớp nằm sâu bên trong gồm đá giàu sắt và magnesium nằm bên dưới lớp vỏ của Mặt trăng.
Một lí thuyết hàng đầu hiện nay cho rằng Mặt trăng đã được tạo ra cách đây khoảng 4,5 tỉ năm trước, sau “Cú đấm Mạnh” – nó bị tước ra khỏi Trái đất sau khi hành tinh của chúng ta chịu một cú va chạm khốc liệt với một vật thể vũ trụ nào đó.
Khi vật chất kết hợp thành một quả cầu, bề mặt của nó từ từ nguội đi, tạo ra một lớp vỏ cấu tạo từ một khoáng chất chứa nhôm, feldspar, màu sáng, trôi nổi trên một chất lỏng đặc, tan chảy. Dữ liệu của tàu Kaguya bổ sung thêm một chương cho giả thuyết “đại dương magma mặt trăng” này.
Người ta cho rằng sau khi lớp vỏ đó hình thành, đã có một số sự đảo lộn nặng nề trong chất lỏng sôi sùng sục bên dưới. Lớp bao giàu olivine được mang từ sâu bên trong ruột mặt trăng lên bên trong nền của lớp vỏ.
Tại các miệng hố mà phi thuyền trên đã lấy mẫu – các hố va chạm Aitken Nam Cực, Imbrium và Moscoviense – lớp vỏ của Mặt trăng là rất mỏng, và lớp bao olivine có thể đã bị phô ra trước các tiểu hành tinh đã lao vào bề mặt mặt trăng.
Lớp vỏ của Mặt trăng được tin là dày hơn nhiều so với lớp vỏ của Trái đất, trung bình sâu khoảng 70 km, mặc dù bề dày đó biến thiên đáng kể.
Cấu trúc và nguồn gốc của lớp bao của Mặt trăng đã gây tranh cãi khốc liệt giữa các nhà thiên văn địa chất học.
Những viên đá Mặt trăng nổi tiếng do các sứ mệnh Apollo mang về không mang thêm chút ánh sáng nào cho câu hỏi đó, vì chúng đều lấy từ lớp vỏ mặt trăng. Kết quả là các vật chỉ điểm cho sự tồn tại của lớp bao, trong hàng thập niên, vẫn là sơ sài và gián tiếp.
Nghiên cứu trên do Satoru Yamamoto thuộc Viện Nghiên cứu Môi trường quốc gia ở Tsukuba, Nhật Bản, lãnh đạo.