Vật lí Lượng tử Tốc hành (Phần 71)

Hiệp Khách Quậy Nếu một đa vũ trụ Cấp 1 có “thêm không gian” và giống với vũ trụ của chúng ta nhưng lặp lại đến vô hạn, thì đa vũ trụ Cấp 2 của Tegmark muôn hình vạn trạng hơn. Thuyết căng phồng vĩnh viễn dự đoán rằng các bộ phận của Vũ trụ liên tục “đâm chồi”, nhờ các thăng giáng lượng tử chi phối những đợt căng phồng... Xin mời đọc tiếp.

Đa vũ trụ căng phồng

Nếu một đa vũ trụ Cấp 1 có “thêm không gian” và giống với vũ trụ của chúng ta nhưng lặp lại đến vô hạn, thì đa vũ trụ Cấp 2 của Tegmark muôn hình vạn trạng hơn. Thuyết căng phồng vĩnh viễn dự đoán rằng các bộ phận của Vũ trụ liên tục “đâm chồi”, nhờ các thăng giáng lượng tử chi phối những đợt căng phồng mới. Điều này tạo ra vô số vũ trụ mới, dãn ra xa nhanh đến mức không có thứ gì trong Vũ trụ có thể đi tới hay đi vào trong chúng.

Nếu lí thuyết dây đúng trên diện rộng, thì mỗi một vũ trụ mới này có khả năng có các định luật vật lí khác hoàn toàn với của chúng ta. Đây là vì các phương trình của lí thuyết dây có chừng 10500 nghiệm tiềm năng, mỗi nghiệm có thể mô tả một vũ trụ với các định luật vật lí khác – một kết hợp khác của các chiều, các độ lớn khác của các lực cơ bản và các hạt sơ cấp khác. Sự căng phồng hỗn độn có thể tạo ra vô số vũ trụ như thế và, hơn nữa, nhiều vũ trụ trong số này tự chính có thể là đa vũ trụ Cấp 1.

Đa vũ trụ căng phồng

Hàm sóng không thể suy sụp

Lúc cơ học lượng tử mới ra đời, nhiều nhà khoa học không hài lòng với cách hiểu Copenhagen, vì những chỉ dấu nhất định của nó hàm ý rằng có những vạt vũ trụ mênh mông tồn tại trong cõi u minh xác suất cho đến khi được quan sát. Một người trong số họ là Hugh Everett III, người có cách hiểu đa thế giới đề xuất rằng các hàm sóng không thật sự suy sụp khi bị quan sát, chúng chỉ biểu hiện một ảo giác về sự suy sụp.

Everett chỉ ra rằng không những vật đang được quan sát ở trong một trạng thái thông lượng lượng tử, mà cả nhà quan sát cũng thế. Giả sử một electron có xác suất ló ra tại một trong vài điểm, thì nhà quan sát cũng có một hàm sóng mô tả khả năng họ quan sát thấy electron tại mỗi điểm. Trạng thái lượng tử của electron và của nhà quan sát bị “liên đới” (hay “vướng víu”), với kết cục của bên này liên hệ với kết cục của bên kia. Mỗi kết cục khả dĩ đối với nhà quan sát đó chồng chất lên nhau, và trong mỗi kết cục nhà quan sát thấy phiên bản hàm sóng của họ suy sụp. Nói chung, hàm sóng là không thể suy sụp, chúng ta chỉ có thể trải nghiệm một trong các kết cục của nó mà thôi.

Hàm sóng không thể suy sụp

Vật lí Lượng tử Tốc hành | Gemma Lavender
Bản dịch của Thuvienvatly.com
Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm