Processing math: 100%

Lịch sử vũ trụ học (Phần 6)

Hiệp Khách Quậy Năm 1543, Nicolas Copernicus nêu ra một sự chuyển đổi vị trí giữa Trái Đất và Mặt Trời. Ông đặt Mặt Trời ở trung tâm của vũ trụ và đặt Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Để giải thích chuyển động hàng ngày của bầu trời, ông đặt Trái Đất quay tròn xung quanh trục riêng của nó. Xin mời đọc tiếp.

Chương 2
SỰ RA ĐỜI CỦA KHOA HỌC VỀ VŨ TRỤ

Cách mạng trong khoa học, giống như trong chính trị, thường bắt đầu từ cách mạng trong nhận thức.

Năm 1543, Nicolas Copernicus nêu ra một sự chuyển đổi vị trí giữa Trái Đất và Mặt Trời. Ông đặt Mặt Trời ở trung tâm của vũ trụ và đặt Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Để giải thích chuyển động hàng ngày của bầu trời, ông đặt Trái Đất quay tròn xung quanh trục riêng của nó.

alt
Một trang trong cuốn sách Về sự chuyển động của Copernicus (De revolutionibus orbium coelestium). Copernicus đã tặng cuốn sách năm 1543 của ông cho Giáo hoàng Paul III.

Để tính vị trí của các hành tinh, Copernicus sử dụng một hệ hình học phức tạp, rất giống với những người tiền nhiệm Hi Lạp và Hồi giáo của ông (các nhà sử học vẫn đang nỗ lực phán xét những nguồn nào đã đóng góp cho ý tưởng của ông).

Hệ thống Ptolemy thỏa đáng một cách hợp lí trong việc phù hợp với quan sát. Copernicus không có những quan sát mới và chính xác hơn như đòi hỏi để bác bỏ lí thuyết cũ. Sự khao khát về một sự hài hòa toán học hơn nữa khiến ông cố tìm một cái gì đó khác đi. Theo quan điểm của Copernicus, khi Ptolemy đưa ra chuyển động xung quanh một điểm mặt bằng, ông ta đã vi phạm nguyên lí chuyển động tròn đều. Hơn nữa, từ thuyết “nhật tâm” (Mặt Trời ở trung tâm) của Copernicus, một vài hiện tượng quan sát thấy tuân thủ tự động, chứ không phải điều chỉnh như trong thuyết Ptolemy.

Hệ nhật tâm ngược lại niềm tin đã có lâu nay và dường như không thể tưởng tượng được đối với nhiều người. Đây là lí do tại sao Copernicus lại viết trong phần mở đầu cuốn sách của ông rằng ông “ngập ngừng lâu nay không biết có nên mang ra ánh sáng những dẫn giải của tôi để chứng minh cho chuyển động của Trái Đất”. Dẫu vậy, bạn bè của ông “thường thúc giục và nài nỉ tôi xuất bản công trình này”. Copernicus hi vọng rằng “nỗ lực của tôi đóng góp ở chừng mực nào đó cho toàn thể con dân của Giáo hội… Không còn lâu nữa vì vấn đề cải cách lịch giáo hội đã được cân nhắc”.

Thật vậy, trong hàng thế kỉ, bài toán khó về việc tính ngày tháng của lễ Phục sinh tương lai là một động cơ chính của các quan sát và tính toán thiên văn học.

Trong hệ Copernicus, sự quay của Trái Đất gây ra chuyển động quan sát thấy của các sao, chứ không phải sự quay của mặt cầu sao. Cho nên mặt cầu sao đã lỗi thời.

alt
alt
Theo thế giới quan cổ đại và trung cổ, vũ trụ bị giới hạn bởi một mặt cầu phía ngoài chứa toàn bộ các sao. Mặt cầu sao phía ngoài đơn giản là một vùng trời, có tâm ở Trái Đất, trong hình vẽ này (ở trên, bên trái) lấy từ cuốn sách năm 1566 của Leonard Digges. Con trai của ông, Thomas, cuối cùng nhận ra rằng mặt cầu các sao không cần thiết trong một vũ trụ trong đó Trái Đất quay. Hình vẽ của ông (bên phải), có tâm ở Mặt Trời, cho thấy các sao phân tán qua một không gian mở mênh mông.

Nhưng hệ quả hợp lí của sự cách tân của Copernicus không được nhận ra ngay, bởi Copernicus hoặc bởi những người khác. Cuối cùng, nó được Thomas Digges nhận ra, trong một hình vẽ do ông đưa vào làm phần phụ lục cho cuốn sách của cha ông, Leonard. Leonard Digges đã dịch và diễn giải những phần chính của công trình của Copernicus.

Giờ thì Trái Đất không còn là độc nhất nữa. Nó đơn thuần chỉ là một trong nhiều vật thể tương tự trong hệ Mặt Trời. Nếu như Trái Đất là một trong nhiều hành tinh tương tự, thì các hành tinh khác cũng phải có dân cư tương tự. Nguyên lí “sung túc”, xem bất kì tiềm năng không nhận thức rõ nào trong tự nhiên là sự hạn chế của sức mạnh của Tạo hóa, đã khuyến khích hơn nữa niềm tìn về nhiều thế giới. Kết luận này được nhấn mạnh sâu sắc bởi Galileo và những quan sát bằng kính thiên văn mới của ông.

Xem lại Phần 5

Còn tiếp...

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm