Hiệp Khách Quậy Khi đế chế La Mã sụp đổ và nền văn minh châu Âu thu hẹp lại, nền văn minh Hồi giáo mạnh dần lên đã giải thoát cho vũ trụ học của Ptolemy – và mở rộng thêm cho nó. Toàn bộ hệ thống kiến thức được truyền bá ngược trở lại phương Tây khi nền học thuật ở đó hồi sinh vào cuối thời kì Trung cổ. Các bản dịch... Xin mời đọc tiếp.
Khi đế chế La Mã sụp đổ và nền văn minh châu Âu thu hẹp lại, nền văn minh Hồi giáo mạnh dần lên đã giải thoát cho vũ trụ học của Ptolemy – và mở rộng thêm cho nó. Toàn bộ hệ thống kiến thức được truyền bá ngược trở lại phương Tây khi nền học thuật ở đó hồi sinh vào cuối thời kì Trung cổ. Các bản dịch biểu lộ nhiều sửa đổi. Chuyên luận toán học của Ptolemy được gọi là megiste, tiếng Hi Lạp có nghĩa là “lớn nhất”. Cuốn này được chuyển tự sang tiếng A rập và thêm vào đầu tiếp ngữ al (giống như trong các từ như algebra và tên các ngôi sao như Aldebaran). Dịch từ tiếng A rập sang tiếng Latinh thời Trung cổ, cuốn sách của Ptolemy trở thành “The Almagest”. Người A rập cũng dạy cho phương Tây các chữ số A rập, hệ thống giá trị tính toán sử dụng số không, và nhiều kĩ thuật lượng giác, tất cả đều có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã thực hiện những cải tiến toán học quan trọng của riêng họ.
Nền văn minh Hồi giáo quan tâm mức độ cao của nghiên cứu khoa học. Thiên văn học thật quan trọng trong việc cung cấp thời gian cho cầu nguyện (từ độ cao của Mặt Trời hoặc các sao) và quibla, hay là sự định hướng thần thánh: những người sùng đạo ở bất kì đâu trên thế giới cần phải biết hướng của Mecca để họ có thể quay mặt về đó khi cầu nguyện và các nhà thờ Hồi giáo phải quay mặt về phía thành phố thiêng liêng đó. Dụng cụ đo độ cao thiên thể là một thiết bị thiên văn cơ sở, dùng làm đồng hồ và công cụ hàng hải. Những ông hoàng đạo Hồi cũng xây dựng những thiết bị khổng lồ để đo vị trí của các hành tinh và các sao cho mục đích thiên văn học.
Dụng cụ đo độ cao thiên thể thời xưa. Các chấm cong là vị trí của những ngôi sao sáng. |
Chiếc đồng hồ Mặt Trời lớn này tại Jaipur, Ấn Độ, được xây dựng khoảng năm 1730, dành cho Moghul Maharaja Sawai Jai Singh II. Tên gọi là Jantar-Mantar (tiếng Sankrit có nghĩa là “Dụng cụ thần kí”), thiết bị này có một mẫu mô phỏng ở Samakand. |
Vũ trụ học và tôn giáo ở châu Âu Thời kì Tăm tối
“Điều quan trọng cần phải biết là Trái Đất hình cầu, hình trụ, hình đĩa, hay là một bề mặt lõm ?”, St. Basil đã hỏi như vậy vào thế kỉ thứ tư. “Điều quan trọng cần phải biết là tôi sẽ đối xử với tôi như thế nào, với khách khứa của tôi như thế nào, và với Chúa như thế nào”. Cùng với sự sụp đổ của nền văn minh cổ ở Tây Âu, một vài người lại chú ý tới vũ trụ học. Những công việc mà họ làm chủ yếu là giữ lại các phiên bản đơn giản hóa của các nghiên cứu của thời Hi Lạp. Một số sử dụng quyền lực của thi ca Kinh thánh mơ hồ để trở lại hình ành nguyên thủy về một Trái Đất phẳng. Có lẽ thế giới của chúng ta là một cái đĩa, tâm nằm ở Jerusalem (đây là một ý tưởng mới, đối với những người không theo khoa học khác, họ đã đặt quê hương của mình ở trung tâm của Vũ trụ). Khi văn minh và lòng say mê khoa học hồi sinh vào cuối thời kì Trung cổ, các học giả cố tìm lại những tác phẩm thời Hi Lạp cổ đại trong nhà kho đầy bụi bặm của các tu viện, họ nhận thấy rằng có nhiều tác phẩm đã bị tẩy xóa bởi các thầy tu, phục hồi lại bản giấy da có giá trị lớn cho công việc sùng đạo.
Bản đồ thế giới lấy từ Anh năm 1300 với Jerusalem ở chính giữa.
Châu Âu nằm ở góc phần tư bên trái, thấp hơn.
Trong số những người A rập và Ba Tư là những nhà tính toán và nhà toán học vĩ đại, những người đã nghiên cứu nhằm hoàn thiện lời giải thích mang tính vũ trụ học của các số đo thiên văn. Ví dụ, Nasir al-din al-Tusi ở Maragha đã sáng tạo ra một phép cộng mới đặc biệt cho chuyển động tròn của Ptolemy. “Cặp Tusi” tính ra một chuyển động thẳng từ một sự kết hợp của các chuyển động tròn đều. Trong tác phẩm mang tính cách mạng của ông về hệ Mặt Trời xuất bản năm 1543, Copernicus sử dụng một công cụ gây ấn tượng giống như vậy. Copernicus cũng sử dụng một mô hình cho chuyển động của Mặt Trăng giống hệt như mô hình đã được nghĩ ra hai thế kỉ trước đấy bởi nhà thiên văn Ibn al-Shatir ở Damascus. Copernicus trích dẫn nghiên cứu của các nhà thiên văn Hồi giáo và nhất định đã học được từ họ. Các nhà sử học vẫn đang cố gắng xác định toàn vẹn quy mô của món vay nợ trí tuệ của ông.
Xem lại Phần 4
Còn tiếp...