Hiệp Khách Quậy Tại sao Isaac Newton chia quang phổ ánh sáng nhìn thấy thành bảy màu? Xin mời đọc tiếp.
Vòng 5: Thắp sáng
17. Tại sao Isaac Newton chia quang phổ ánh sáng nhìn thấy thành bảy màu?
a) Mắt của chúng ta lừa chúng ta nhìn vào quang phổ liên tục thấy có những dải màu này.
b) Nhược điểm của lăng kính Newton khiến cho những phần này của quang phổ biểu hiện mạnh nhất.
c) Từ lâu trước Newton, người ta đã biết rằng có bảy màu trong cầu vồng và kiến thức này đã làm nhuốm màu cho những quan sát của ông về ánh sáng khúc xạ.
d) Ông tin rằng phải có một mối liên hệ giữa màu sắc, các nốt nhạc và những vật thể đã biết thuộc hệ mặt trời khiấy.
18. Quang phổ của ánh sáng phát ra từ mặt trời của chúng ta đạt cực đại tại một bước sóng xấp xỉ 500 nano mét. Hệ thị giác của loài người thông thường sẽ cảm nhận ánh sáng thuộc bước sóng đó dưới dạng màu gì?
a) đỏ.
b) cam.
c) vàng.
d) lục.
19. Một loại đèn đường, sử dụng phổ biến trong thập kỉ, phát ánh sáng màu vàng xanh nhợt ở những bước sóng cực dại 589 và 589,6 nm. Đây là những bức xạ điện từ do hơi của nguyên tố nào phát ra?
a) neon.
b) technetium.
c) natrium.
d) magnesium.
20. Thiên thể nào sau đây có ánh sáng ban ngày trên bề mặt sáng nhất?
a) Trái đất.
b) Kim tinh.
c) Hỏa tinh.
d) Mặt trăng.
Đáp án Vòng 5
17. d
18. d (cây xanh có màu lục vì chlorophyll không hấp thụ ánh sáng màu lục, khiến chúng bị lãng phí đến lạ lùng)
19. c
20. d