Hiệp Khách Quậy Trong thí dụ thảo luận ở mục 4.3, về mặt lí thuyết thì đúng là một xung sẽ bị bắt lại vĩnh viễn trong môi trường ở giữa, nhưng xung đó không phải là trọng tâm bàn luận của chúng ta, và trong mọi trường hợp nó luôn bị yếu đi rất nhiều với từng sự phản xạ một phần. Bây giờ hãy xét một dây đàn ghita. Xin mời đọc tiếp.
Benjamin Crowell
4.4 Sóng phản xạ ở hai đầu
Trong thí dụ thảo luận ở mục 4.3, về mặt lí thuyết thì đúng là một xung sẽ bị bắt lại vĩnh viễn trong môi trường ở giữa, nhưng xung đó không phải là trọng tâm bàn luận của chúng ta, và trong mọi trường hợp nó luôn bị yếu đi rất nhiều với từng sự phản xạ một phần. Bây giờ hãy xét một dây đàn ghita. Tại hai đầu của nó, nó được buộc chặt với thân của nhạc cụ, và vì thân đàn rất nặng, nên hành trạng của các sóng khi chúng chạm tới đầu dây có thể hiểu theo cách giống như thể một dây đàn ghita thật sự được buộc ở hai đầu với những sợi dây cực kì nặng. Sự phản xạ là mạnh nhất khi hai môi trường đó rất khác nhau. Vì tốc độ sóng trong thân đàn khác hoàn toàn với tốc độ sóng trong sợi dây, nên chúng ta trông đợi sự phản xạ gần như 100%.
Mặc dù điều này có như một mô hình vật chất hơi kì cục của dây đàn ghita thật sự, nhưng nó cho chúng ta biết đôi điều hấp dẫn về hành trạng của cây đàn ghita mà nếu không chúng ta sẽ không hiểu được. Thân đàn, khác xa với một cơ cấu thụ động cho các sợi dây buộc vào, thật ra là lối thoát cho năng lượng sóng trong các dây. Với mỗi lần phản xạ, dạng sóng trên sợi dây đã mất đi một phần nhỏ năng lượng của nó, năng lượng đó sau đó được truyền qua thân đàn và thoát ra ngoài không khí. (Sợi dây có tiết diện quá nhỏ để tự nó tạo ra các sóng âm một cách hiệu quả) Ngoài ra, bằng cách thay đổi các tính chất của thân đàn, chúng ta trông đợi có một sự tác động lên cách thức mà sóng âm thoát ra khỏi nhạc cụ. Điều này được chứng minh rõ ràng bởi đàn ghita điện, nó có thân đàn bằng gỗ rắn chắc, cực kì nặng. Ở đây sự khác biệt giữa hai môi trường sóng thậm chí còn nổi bật hơn, với kết quả là năng lượng sóng thoát ra khỏi sợi dây còn chậm hơn nữa. Đây là nguyên nhân tại sao một cây đàn ghita không có pickup điện có thể khó nghe, và đây cũng là lí do tại sao các nốt trên đàn ghita điện có thể duy trì lâu hơn các nốt trên đàn ghita âm bình thường.
Nếu ban đầu chúng ta tạo ra một sự nhiễu động trên một sợi dây đàn ghita, thì sự phản xạ sẽ hành xử như thế nào ? Trên thực tế, ngón tay hay phím gảy sẽ tạo ra sợi dây một hình tam giác trước khi để cho nó truyền đi, và chúng ta có thể nghĩ hình tam giác này là một “vết lõm” rất rộng trên sợi dây sẽ phân tán ra theo cả hai phía. Tuy nhiên, để cho đơn giản, hãy tưởng tượng một dạng sóng ban đầu chỉ gồm một xung đơn, hẹp đang truyền lên chỗ thắt lại, p/1. Sau khi phản xạ khỏi đầu trên, nó bị lộn ngược, 3. Giờ thì có thứ hấp dẫn xuất hiện: hình 5 giống hệt như hình 1. Sau hai lần phản xạ, xung sóng bị lộn ngược hai lần và đổi hướng hai lần. Bây giờ thì nó trở lại nơi nó đã bắt đầu. Chuyển động đó là tuần hoàn. Đây là lí do tại sao cây đàn ghita tạo ra âm thanh có một cảm giác cao rõ ràng.
o/ Chúng ta mô phỏng một sợi dây đàn ghita gắn vào thân đàn ở hai đầu là một sợi dây nhẹ gắn với những sợi dây cực kì nặng ở hai đầu.
Chú ý từ p/1 đến p/5, xung đã truyền qua mỗi điểm trên sợi dây chính xác hai lần. Điều này nghĩa là khoảng cách toàn phần mà nó đã đi bằng 2L, trong đó L là chiều dài của sợi dây. Cho biết thực tế này, hỏi chu kì và tần số của sóng âm mà nó tạo ra bằng bao nhiêu, biểu diễn theo L và v, vận tốc của sóng ?
Lưu ý là nếu các sóng trên sợi dây tuân theo nguyên lí chồng chất, thì vận tốc phải độc lập với biên độ, và cây đàn ghita sẽ tạo ra cao độ như nhau cho dù nó được gảy kịch liệt hay nhẹ nhàng. Trong thực tế, các sóng trên sợi dây tuân theo nguyên lí chồng chất một cách gần đúng, chứ không chính xác. Cây đàn ghita, giống như các nhạc cụ âm khác, sẽ hơi lạc điệu khi chơi mạnh. (Hiệu ứng này xảy ra với các nhạc cụ gió rõ ràng các nhạc cụ dây, nhưng người chơi nhạc cụ gió có thể đền bù cho nó)
p/ Chuyển động của một xung trên sợi dây
q/ Một cách khéo léo để làm gấp đôi tần số
Giờ thì chỉ có một chỗ trũng duy nhất trong cách lí giải của chúng ta. Giả sử bằng cách nào đó chúng ta bố trí để có một cơ cấu ban đầu gồm hai xung giống hệt nhau chạy về phía nhau, như trong hình q. Chúng sẽ đi qua nhau, chịu một sự phản xạ lộn ngược và quay trở lại một cấu hình trong đó vị trí của chúng hoán đổi chính xác cho nhau. Điều này nghĩa là chu kì của dao động dài một nửa. Tần số dao động thì cao gấp đôi.
Điều này trông như một khả năng sách vở thuần túy, vì không ai thật sự chơi đàn ghita với hai phím gảy cùng lúc! Nhưng thật ra nó là một thí dụ của một thực tế rất tổng quát về các sóng bị phản xạ ở cả hai đầu. Một định lí toán học gọi là định lí Fourier phát biểu rằng bất kì sóng nào cũng có thể được tạo ra bởi sự chồng chất của các sóng sin. Hình r cho thấy làm thế nào bằng cách sử dụng chỉ bốn sóng sin với biên độ được chọn thích hợp, chúng ta có thể đi tới một tổng là sự gần đúng khá hoàn chỉnh với hình dạng tam giác thực tế của dây đàn ghita bị gảy. Sóng một đỉnh, trong đó nửa bước sóng vừa với sợi dây, sẽ hành xử giống như một xung đơn mà chúng ta đã nói ban đầu. Chúng ta gọi tần số của nó là f0. Sóng hai đỉnh, với một bước sóng trọn vẹn, rất giống với ví dụ hai xung. Vì các nguyên nhân đã nói ở phần trên, tần số của nó là 2f0. Tương tự, các sóng ba đỉnh và bốn đỉnh có tần số là 3f0 và 4f0.
r/ Sử dụng tổng của bốn sóng sin để xấp xỉ hình dạng tam giác ban đầu của một dây đàn ghita bị gảy.
Về mặt lí thuyết, chúng ta phải cộng vô hạn nhiều dạng sóng như thế để mô tả hình dạng tam giác ban đầu của sợi dây một cách chính xác, mặc dù biên độ cần thiết cho các thành phần tần số rất cao là rất nhỏ, và một sự gần đúng tuyệt vời có thể thu được với chừng chục sóng như thế.
Như vậy, chúng ta đi tới kết luận rất khái quát sau đây. Hễ khi nào một dạng sóng tồn tại trong một môi trường bị phản xạ ở cả hai phía bởi môi trường trong đó tốc độ sóng rất khác, thì chuyển động đó có thể phân tích thành chuyển động của một loạt (về mặt lí thuyết là vô hạn) sóng sin với tần số f0, 2f0, 3f0… Ngoại trừ một số chi tiết kĩ thuật, được trình bày bên dưới, phân tích này áp dụng được cho đông đảo các hệ tạo ra âm thanh, kể cả cột không khí bên trong bộ máy phát âm của con người. Vì các âm thanh gồm kiểu dạng tần số này quá phổ biến, nên hệ tai-não của chúng ta đã tiến hóa để nhận được chúng là một cảm giác tiếng rõ ràng.
Các ứng dụng âm nhạc
Nhiều nhạc sĩ khẳng định có thể phân biệt bằng tai một vài tần số 2f0, 3f0… gọi là âm bội hay họa âm của âm cơ bản f0, nhưng đó là họ đang tự chơi khăm mình. Trong thực tế, các loạt âm bội có hai vai trò quan trọng trong âm nhạc, không có vai trò nào trong đó phụ thuộc vào khả năng hư cấu này có thể “nghe ra” từng họa âm riêng lẻ.
Thứ nhất, cường độ tương đối của các họa âm là một phần quan trọng của đặc tính của một âm, gọi là âm sắc của nó. Sắc thái đặc trưng của các nhạc cụ đồng thau, chẳng hạn, là âm thanh phát ra với một loạt họa âm rất mạnh mở rộng sang những tần số rất cao, nhưng các âm có họa âm cao tắt đi nhanh chóng khi tác động thay đổi với phần duy trì của nốt.
Thứ hai, mặc dù tai ta không thể tách rời từng họa âm riêng lẻ của một tiếng nhạc, nhưng nó rất nhạy với sự không điều hợp giữa các âm bội của các nốt chơi đồng thời, tức là trong họa âm. Chúng ta có xu hướng nhận được một sự kết hợp của các nốt không hòa hợp nếu chúng có các âm bội ở gần nhau nhưng không bằng nhau. Nói đại khái, các họa âm mạnh có tần số khác nhau hơn 1% và dưới 10% làm cho các nốt nghe khó lọt tai. Điều quan trọng cần nhận ra là thuật ngữ “nghịch tai” không phải là một thuật ngữ phủ định trong âm nhạc. Cho dù bạn dò tìm tín hiệu radio bao lâu chăng nữa, thì bạn sẽ không bao giờ nghe nhiều hơn ba giây âm nhạc mà có ít nhất là một sự bất hòa hợp của các nốt. Sự nghịch tai là một thành phần cần thiết trong sự hình thành của một chu kì âm nhạc của sự căng và xả. Người có kiến thức âm nhạc không sử dụng từ “nghịch tai” làm một sự bình phẩm âm nhạc, mặc dù sự nghịch tai có thể dùng theo một cách vụng về, hay không mang lại bất kì một sự trái ngược nào giữa sự nghịch tai và sự thuận tai.
s/ Các đồ thị độ to theo tần số đối với âm “ah”, cất lên dưới dạng ba nốt nhạc khác nhau. G hòa hợp với D, vì mỗi âm bội của G gần với một âm bội của D(*) đúng bằng tần số đó. G và C# không hòa hợp với nhau, vì một số âm bội của G (x) gần, nhưng không nằm đúng chỗ, ngay phía trên các âm bội của C#.
Còn tiếp...