Bài giảng Dao động và Sóng (Phần 7)

Hiệp Khách Quậy Từ trước đến giờ, bạn đã học biết một số điều phản trực giác về hành trạng của sóng, nhưng trực giác có thể luyện tập được. Nửa thứ nhất của mục này nhắm tới xây dựng trực giác của bạn bằng cách nghiên cứu một loại sóng đơn giản, một chiều: sóng trên một sợi dây. Nếu bạn từng kéo căng một sợi dây giữa... Xin mời đọc tiếp.

Benjamin Crowell

3.2 Sóng trên một sợi dây

Từ trước đến giờ, bạn đã học biết một số điều phản trực giác về hành trạng của sóng, nhưng trực giác có thể luyện tập được. Nửa thứ nhất của mục này nhắm tới xây dựng trực giác của bạn bằng cách nghiên cứu một loại sóng đơn giản, một chiều: sóng trên một sợi dây. Nếu bạn từng kéo căng một sợi dây giữa đáy của hai cái hộp mở miệng để nói chuyện với một người bạn, thì bạn đã đưa loại sóng này vào hoạt động. Các thiết bị có dây là một thí dụ tốt khác. Mặc dù chúng ta thường nghĩ dây đàn piano dễ dàng dao động, nhưng thật ra đầu cần chạm nhanh lên nó và tạo ra một vết lõm trong nó, sau đó nó gợn ra theo cả hai hướng. Vì chương  này nói về sóng tự do, không nói tới sóng phản xạ, nên chúng ta giả sử rằng sợi dây của chúng ta là dài vô hạn.

Sau khi thảo luận định tính, chúng ta sẽ sử dụng các phép gần đúng đơn giản để khảo sát tốc độ của một sóng xung trên sợi dây. Cách xử lí nhanh và thô này được theo sau là một nghiên cứu chặt chẽ sử dụng phương pháp giải tích, phần này những học sinh không học về giải tích có thể bỏ qua không xem. Bạn có thể thâm nhập bao xa vào trong chương này là tùy bạn và tùy thuộc vào lòng tự tin toán học của bạn. Nếu bạn bỏ qua những phần sau và tiếp tục với mục tiếp theo, bạn cần biết một kết quả quan trọng là tốc độ mà một xung truyền đi không phụ thuộc vào kích cỡ hay hình dạng của xung. Đây là thực tế đúng cho nhiều loại sóng khác nữa.

alt

k/ Gảy một phím trên đàn piano làm cho đầu cần cất lên từ bên dưới và chạm vào một dây (thật ra là một bộ ba dây). Kết quả là một cặp xung chuyển động ra xa khỏi điểm va chạm.

alt

l/ Một dây bị gảy với đầu cần, 1, và hai xung lan ra xa, 2.

Quan niệm trực giác

Xét một sợi dây bị chạm, l/1, mang lại sự hình thành hai sóng xung, 2, một truyền sang trái và một truyền sang phải. Điều này tương tự với cách các gợn sóng phân tán ra theo mọi hướng từ một chỗ bắn tóe trong nước, nhưng trên sợi dây một chiều, “mọi hướng” trở thành “hai hướng”.

Chúng ta có thể xem xét sâu hơn bằng cách lập mô phỏng sợi dây là một chuỗi khối lượng liên kết với nhau bằng những lò xo (Trong sợi dây thực tế, khối lượng và tính đàn hồi đều do chính các phân tử góp phần tạo nên). Nếu chúng ta nhìn vào những đoạn vi mô khác nhau của sợi dây, sẽ có một số chỗ thẳng, m/1, một số chỗ bị nghiêng đi nhưng không cong, 2, và một số chỗ bị cong, 3 và 4. Trong thí dụ 1, rõ ràng là hai lực tác dụng lên khối lượng chính giữa triệt tiêu nhau, nên nó sẽ không gia tốc. Tuy nhiên, điều tương tự đúng với thí dụ 2. Chỉ có những chỗ bị cong như 3 và 4 là sự gia tốc sinh ra. Trong những thí dụ này, tổng vector của hai lực tác dụng lên khối lượng ở giữa không bằng không. Khái niệm quan trọng là sự cong tạo ra lực: những chỗ bị cong của sóng có xu hướng chịu lực tác dụng, mang lại một gia tốc hướng về phía mõm cong. Tuy nhiên, chú ý là phần không bị cong của sợi dây không nhất thiết là không chuyển động. Nó có thể chuyển động ở vận tốc không đổi sang bên này hoặc bên kia.

alt

m/ Một sợi dây liên tục có thể mô phỏng là một chuỗi khối lượng riêng biệt nối với nhau bởi những lò xo.

alt

n/ Một xung hình tam giác lan ra xa.

Cách giải gần đúng

Bây giờ chúng ta tiến hành một cách xem xét gần đúng về tốc độ mà hai xung sẽ lan ra từ một vết lõm ban đầu trên sợi dây. Để cho đơn giản, chúng ta tưởng tượng một cú đánh đầu cần tạo ra một vết lõm hình tam giác, n/1. Chúng ta sẽ ước tính lượng thời gian, t, cần thiết cho đến khi mỗi xung truyền đi được khoảng cách bằng với chiều rộng của chính xung đó. Vận tốc của các xung khi đó là ± w / t.

Như luôn luôn xảy ra, vận tốc của một sóng phụ thuộc vào những tính chất của môi trường, trong trường hợp này là sợi dây. Các tính chất của dây có thể tóm lược bằng hai biến: lực căng T, và khối lượng trên đơn vị chiều dài, m.

Nếu chúng ta xem đoạn dây bị vây quanh bởi vết lõm ban đầu là một đối tượng riêng lẻ, thì đối tượng này có khối lượng xấp xỉ mw (khối lượng/chiều dài x chiều dài = khối lượng). (Ở đây, và trong suốt phần sau, chúng ta h nhỏ hơn nhiều so với w, cho nên chúng ta có thể bỏ qua thực tế là đoạn dây này có chiều dài hơi lớn hơn w). Mặc dù gia tốc hướng xuống dưới của đoạn này của sợi dây sẽ không phải không đổi theo thời gian và cũng không đồng đều trên sợi dây, nhưng chúng ta sẽ giả sử rằng nó không đổi nhằm mục đích ước tính đơn giản của chúng ta. Nói đại khái, khoảng thời gian giữa n/1 và 2 là lượng thời gian cần thiết cho vết lõm ban đầu gia tốc từ nghỉ và đạt tới vị trí bình thường, bằng phẳng của nó. Tất nhiên đỉnh của tam giác có khoảng cách truyền đi dài hơn các cạnh, nhưng một lần nữa chúng ta bỏ qua những sự phức tạp và giả sử đơn giản rằng đoạn đó là một tổng thể phải truyền đi khoảng cách h. Thật vậy, có lẽ thật ngạc nhiên là tam giác đó sẽ bật gọn về hình dạng bằng phẳng hoàn hảo. Sự thật thực nghiệm là nó đã làm như vậy, nhưng phân tích của chúng ta quá thô để xử lí những chi tiết như thế.

Sợi dây bị thắt nút, tức là bị cong sít sao, ở hai cạnh của tam giác, nên ở đây sẽ có những lực lớn không triệt tiêu bằng không. Có hai lực tác dụng lên đỉnh tam giác, một có độ lớn T tác dụng hướng xuống và sang phải, và một có cùng độ lớn tác dụng hướng xuống và sang trái.  Nếu góc của các cạnh nghiêng là θ, thì hợp lực tác dụng lên đoạn đó bằng 2Tsinθ. Chia tam giác thành hai tam giác vuông, chúng ta thấy sinθ bằng h chia cho chiều dài của một cạnh nghiêng. Vì h nhỏ hơn nhiều so với w, chiều dài của cạnh nghiêng về cơ bản là bằng w/2, nên chúng ta có sinθ = h/w, và F = 4Th/w. Gia tốc của đoạn đó (thật ra là gia tốc của khối tâm của nó) là

alt

Tầm quan trọng của kết quả trên nằm ở cái nhìn sâu sắc mà nó mang lại – rằng mọi xung chuyển động với tốc độ bằng nhau – chứ không phải ở chi tiết của kết quả số học. Lí do cho giá trị quá cao của chúng ta cho vận tốc thật chẳng khó khăn gì đoán được. Nó phát sinh từ giả thuyết gia tốc là không đổi, khi mà thật ra hợp lực tác dụng lên đoạn đó sẽ giảm đi khi nó kéo thẳng ra.

Còn tiếp...

Xem lại Phần 6

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm