Hiệp Khách Quậy Hiện nay phi thuyền vũ trụ Cassini vừa đi vào quỹ đạo mới cho phép nó bay lượn trên dưới mặt phẳng xích đạo của Thổ tinh, và chúng ta lại có dịp chiêm ngưỡng một số góc nhìn đẹp lộng lẫy của các vành sao Thổ - những bức ảnh đã vắng bóng trong hơn hai năm rưỡi qua! Xin mời đọc tiếp.
Hiện nay phi thuyền vũ trụ Cassini vừa đi vào quỹ đạo mới cho phép nó bay lượn trên dưới mặt phẳng xích đạo củavành sao Thổ - những bức ảnh đã vắng bóng trong hơn hai năm rưỡi qua!
Bức ảnh trên cho thấy từng bộ phận của vành F mỏng và sít, cùng vành A phía bên ngoài, chúng ngăn cách nhau bởi khe Encke rộng 325 km. Có thể nhìn thấy vệ tinh chăn dắt Pan đang băng qua khoảng trống giữa những cái vành mỏng này. Ở gần rìa phía ngoài của vành A là một khoảng hẹp hơn gọi là khe Keeler – đây là nhà ở của vệ tinh chăn dắt nhỏ hơn Daphnis, ở đây không nhìn thấy nó.
Vân nét kiểu vỏ sò ở rìa phía trong của khe Encke từ Pan xuôi xuống và một vân xoắn ốc từ rìa ngoài cuộn vào trong là do sức hút hấp dẫn của vệ tinh rộng 20 km trên.
Những chi tiết khác cũng trở lại màn trình diễn lần này là cái gọi là các chân vịt, những xoáy xoắn ốc của chất liệu vành băng giá tạo ra bởi những vệ tinh nhỏ xíu bên trong các vành. Từng chân vịt thì quá nhỏ để có thể nhận ra (đường kính chưa tới một dặm) nhưng những vệ tinh chân vịt này làm xoáy lên những cụm lớn gồm những hạt vật chất vành có tính phản xạ do lực hấp dẫn của chúng khi chúng đi qua các vành, để lộ vị trí của chúng.
Ba bức ảnh trên cho thấy một chân vịt bên trong vành A. Tên gọi là “Sikorsky” (mang tên nhà hàng không học người Mĩ gốc Nga Igor Sikorsky), toàn bộ cấu trúc trên rộng khoảng 50 km và là một trong những chân vịt được nghiên cứu nhiều nhất.
Các nhà khoa học đang hăm hở tìm hiểu sự tương tác của các chân vịt trong vành sao Thổ vì chúng có thể là chìa khóa tiết lộ sự phát triển của những hệ giống như vậy, ví dụ như những hệ mặt trời hình thành từ các đĩa vật chất.
Ảnh: NASA / JPL / Space Science Institute
Muốn xem những tin tức mới nhất về sứ mệnh Cassini, các bạn đến thăm trang này: http://saturn.jpl.nasa.gov/
123physics (thuvienvatly.com)
Nguồn: Universe Today