Hiệp Khách Quậy LHC, máy va chạm hadron lớn, CERN, vật lí hạt nhân, vật lí năng lượng cao, vật lí nguyên tử, hạt cơ bản, hạt sơ cấp, lỗ đen nhân tạo, Big Bang Xin mời đọc tiếp.
Cỗ máy va chạm hạt mạnh nhất thế giới sẽ mang đến sức mạnh chưa hề có tiền lệ vào đầu tháng 4 tới, Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) cho biết như vậy vào hôm 10/3.
Một nam châm solenoid siêu dẫn tại CERN. Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu nói cỗ máy va chạm hạt mạnh nhất thế giới sẽ mang đến sức mạnh chưa có tiền lệ vào đầu tháng 4 tới.
“Chúng tôi hi vọng có được những va chạm ở mức 7,0 TeV (tera electron volt) vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4”, phát ngôn viên CERN James Gillies trả lời hãng tin AFP.
Máy Va chạm Hadron Lớn (LHC) trị giá 5,6 tỉ đô la Mĩ đã khởi ðộng trở lại, sau một kì nghỉ mùa đông, cách đây hai tuần, và đã sẵn sàng cho các va chạm ở những mức nãng lượng không tưởng tượng nổi.
Cỗ máy va chạm hạt – bên trong một tầng hầm chu vi 27 km bên dưới đường biên giới Pháp-Thụy Sĩ ở gần Geneva – nhắm tới mục tiêu tìm hiểu nguồn gốc của vũ trụ bằng cách tái tạo lại các điều kiện theo sau Vụ nổ Lớn (Big Bang).
“Trong lần chạy vật lí đầu tiên này, các thí nghiệm LHC sẽ mở ra vùng trời khám phá mới với tiềm nãng to lớn mà nền vật lí hạt đã trông ngóng hơn một thập kỉ qua”, CERN phát biểu trong một thông báo mới.
Gillies nhắc lại rằng các thí nghiệm sẽ chạy trong 18 ðến 24 tháng trước một đợt ngừng hoạt động để nâng cấp kĩ thuật nữa.
Lần ngừng hoạt động đó sẽ kéo dài 8 ðến 10 tháng đồng thời LHC được chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo, hoạt động với nãng lượng đầy đủ với các chùm chạy ở mức 14 TeV.
Lõi của nam châm solenoid siêu dẫn lớn nhất thế giới tại Máy Va chạm Hadron Lớn ở Geneva. Các nhà khoa học tại CERN nói cỗ máy sẽ đạt tới mức năng lượng trọn vẹn 14 TeV vào năm 2013.
Các kĩ sư CERN hồi tháng 1 rồi đã quyết định thay đổi chu kì thường niên mà họ tuân thủ với những cỗ máy gia tốc trước đây, nhỏ hơn, thường ngừng hoạt động trong 4 tháng mùa đông để bảo dưỡng.
Thay vào đó, họ đang nhắm tới thời gian hoạt động liên tục dài hơn với LHC sau đó là một đợt nghỉ ngõi dài hơn khi cần thiết, vì tổng cộng mất tới hai tháng để làm nóng nó lên rồi làm nguội xuống một cỗ máy va chạm khổng lồ có nhiệt độ hoạt động rất thấp, trước và sau mỗi đợt bảo dưỡng.
Tháng 11 nãm ngoái, LHC đã hồi phục trở lại từ một đợt ngừng nghỉ 14 tháng, sau một sự cố kĩ thuật xảy ra ngay sau những ngày đầu tiên nó đi vào khởi động vào tháng 9 nãm 2008.
Những lần hoạt động và trì hoãn
2001: LHC được triển khai xây dựng theo lịch định và tiêu tốn hơn 30% so với dự tính ban đầu. Ủy ban đánh giá đặt ra ngày khởi động là từ 2005 đến 2007.
25 tháng 10, 2005: Kĩ thuật viên José Pereira Lages tử nạn trong tầng hầm LHC khi một tải trọng dưới cần trục nặng 1200 kg bất ngờ rơi xuống.
27 tháng 3, 2007: Nam châm siêu lạnh bị vỡ với một tiếng nổ lớn và một đám mây bụi trong một lần thử áp suất.
Tháng 11, 2007: Thời hạn cuối cùng cho cỗ máy hoạt động trọn vẹn trôi qua
Tháng 5, 2008: Thời hạn cuối cùng đã xác định lại cho cỗ máy va chạm hoạt động lại trôi qua
10 tháng 9, 2008: Cuối cùng rồi LHC cũng khởi động
19 tháng 9, 2008: Rò rĩ điện giữa các nam châm gây ra sự thất thoát khối lượng lớn helium và vụ nổ trong tầng hầm.
Tháng 12, 2008: CERN cho biết LHC sẽ khởi động lại vào mùa hè năm 2009
20 tháng 11, 2009: LHC khởi động lại
23 tháng 11, 2009: Những va chạm năng lượng cao đầu tiên
Tháng 3, 2010: CERN xác nhận LHC sẽ ngừng hoạt động vào cuối năm 2011 và dự tính sẽ chạy ở công suất trọn vẹn vào năm 2013.
Theo AFP & Daily Mail