Hiệp Khách Quậy Sự biến mất của rừng làm lộ ra một vòng tròn có đường kính từ 36 tới 46 km tại nước cộng hòa dân chủ Congo. Xin mời đọc tiếp.
Sự biến mất của rừng làm lộ ra một vòng tròn có đường kính từ 36 tới 46 km tại nước cộng hòa dân chủ Congo.
Vòng tròn tại cộng hòa dân chủ Congo. Ảnh: BBC.
Giovanni Monegato, một nhà khoa học của Đại học Padova, Italy cho biết vệ tinh chỉ phát hiện vòng tròn sau khi cây cối ở phía trên biến mất trong thập niên trước. Theo kho dữ liệu Earth Impact Database, chỉ có 25% miệng hố trên trái đất có kích thước lớn hơn vòng tròn tại cộng hòa dân chủ Congo.
Các nhà khoa học nhận định, vòng tròn có thể là miệng một hố khổng lồ. Hố này ra đời sau khi một thiên thạch nào đó đâm vào trái đất. Họ cũng đang tìm kiếm những nguyên nhân khác, song chưa có giả thuyết nào đáng thuyết phục.
"Tôi rất lạc quan với giả thuyết về việc vòng tròn là hậu quả của một vụ va chạm", BBC dẫn lời Monegato.
Monegato cho biết, ông và các đồng nghiệp sẽ tới Congo để nghiên cứu vòng tròn. Họ sẽ kiểm tra các mẫu đá ở đó nhằm tìm kiếm những dấu hiệu liên quan tới một vụ va chạm giữa trái đất và thiên thạch.
Theo các chuyên gia, nếu vòng tròn thực sự là hậu quả của một vụ va chạm thì thiên thạch va vào địa cầu phải có đường kính tối thiểu 2 km. Nhóm Monegato chưa xác định được niên đại của vòng tròn, song họ dự đoán nó xuất hiện từ kỷ Jura - tức là cách đây từ 146 tới 200 triệu năm.
Theo VNexpress