10 triệu năm nữa, lục địa châu Phi sẽ bị tách ra làm hai

Hiệp Khách Quậy Các nhà khoa học tại trường Đại học Leeds dự báo trong vòng 10 triệu năm nữa, vùng sừng châu Phi sẽ biến mất và một đại dương mới sẽ ra đời. Xin mời đọc tiếp.

Các nhà khoa học tại trường Đại học Leeds dự báo trong vòng 10 triệu năm nữa, vùng sừng châu Phi sẽ biến mất và một đại dương mới sẽ ra đời.

alt

Đội nghiên cứu, với mục tiêu chứng tỏ rằng diễn biến địa chất có thể thật nhanh chóng và dữ dội, sẽ trình bày nghiên cứu của họ tại Triển lãm Khoa học Hè Hội Hoàng gia năm nay, mở cửa ở London, ngày 28/6. Du khách tham quan sẽ có thể thực hiện một tour 3D qua vết nứt Afar ở Ethiopia - ở trên và bên dưới mặt đất – nơi lục địa châu Phi đang vỡ rạn ra.

Trong sa mạc Afar hẻo lánh, một đoạn dài 60km của ranh giới mảng đã nứt ra nhiều đến 8m trong 10 ngày vào năm 2005. Khe nứt chứa đầy 2,5 km khối đá tan chảy – đủ để chôn vùi 42 km vuông khu vực giao thông tấp nập của London bên dưới 60m dung nham.

Kể từ đó, vết nứt ngày một rộng ra và dài ra với những đợt phun trào gần đây nhất xảy ra mới hồi tháng 3/2010. Các nhà khoa học đang nghiên cứu khu vực đó tin rằng một đại dương mới đang từ từ hình thành và cuối cùng sẽ tách lục địa châu Phi ra làm hai.

Tiến sĩ Tim Wright thuộc Khoa Trái đất và Môi trường, Đại học Leeds, nói: “Quá trình hình thành đại dương thường ẩn sâu bên dưới lòng biển, nhưng ở Afar, chúng tôi có thể đi bộ băng qua khu vực nơi bề mặt Trái đất tách ra xa nhau – điều đó thật sự thú vị”.

“Hiện tại, chúng ta có cơ hội tiến hành mọi loại thí nghiệm trong phòng thí nghiệm tự nhiên độc nhất vô nhị này, để tìm hiểu thêm về các quá trình có liên quan trong sự định hình bề mặt Trái đất. Nó giúp chúng ta tìm hiểu và giảm nhẹ các hiểm họa thiên nhiên như động đất và núi lửa phun”.

“Hoạt động đó trong 5 năm qua ở Afar thật sự không thể tin được – chúng ta đang chứng kiến các mảng nền tách ra xa nhau trong thời gian thực trước mắt mình. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tầm quan trọng của magma tan chảy trong toàn bộ tiến trình đó – chúng tôi đã có thể theo dõi magma từ bên dưới lớp bao của Trái đất cho đến khi nó xâm nhập vào các vết nứt và hóa rắn thành lớp bao mới, hay phun lên trên bề mặt”.

  • Nguyễn Vi Na (theo PhysOrg.com)
Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm