Hiệp Khách Quậy Hai nhà nghiên cứu ở Australia khẳng định đã có được bằng chứng tốt nhất từ trước đến nay cho thấy sự ấm lên rõ rệt ở Bắc Cực là do sự tan chảy của băng biển trong vùng. Họ cảnh báo rằng hệ thống hồi tiếp nhiệt độ băng này làm cho vùng cực bắc dễ bị ấm lên nhanh hơn nữa. Xin mời đọc tiếp.
Hai nhà nghiên cứu ở Australia khẳng định đã có được bằng chứng tốt nhất từ trước đến nay cho thấy sự ấm lên rõ rệt ở Bắc Cực là do sự tan chảy của băng biển trong vùng. Họ cảnh báo rằng hệ thống hồi tiếp nhiệt độ băng này làm cho vùng cực bắc dễ bị ấm lên nhanh hơn nữa.
Sự gia tăng nhiệt độ Bắc Cực ở gần mặt đất gần như gấp đôi mức trung bình toàn cầu trong những thập niên gần đây – một hiện tượng gọi là “khuếch đại Bắc Cực”. Các nhà khoa học khí hậu đã trông đợi khuynh hướng chung này, biết rằng sự mất dần của băng biển sẽ làm cho Bắc Cực hấp thụ nhiều bức xạ mặt trời hơn. Đây là vì nước biển kém phản xạ hơn so với băng.
Tuy nhiên, trong nhiều mô hình khí hậu, sự gia tăng nhiệt độ nhanh chóng này còn bị ảnh hưởng mạnh bởi những biến đổi ở cao trong bầu khí quyển – thí dụ như sự biến đổi sự che phủ mây và hơi nước. Cho nên, khó mà hiểu được trọn vẹn sự đóng góp của băng biển đang tan chảy. Phần lớn sự khác nhau giữa các mô hình là vì chúng sử dụng những bộ dữ liệu khác nhau và chúng hợp nhất thông tin theo những cách khác nhau.
Ảnh: NASA/Goddard Flight Center Scientific Visualization Studio.
Các nhà mô phỏng khí hậu đã thu thập các phép đo khí hậu từ nhiều nguồn đa dạng – các trạm thời tiết, vệ tinh, máy bay, vân vân – và đưa những dữ liệu này vào các chương trình dự báo, chúng sẽ “lấp đầy các khoảng trống” một cách hiệu quả. Thách thức là tìm ra một phương pháp thích hợp nhất để hợp nhất một hỗn hợp gồm nhiều quan sát khác nhau, kết hợp các biến đổi khí quyển với các điều kiện tại mặt đất. “Những nỗ lực trước đây đã đương đầu với những xu hướng nhân tạo phản ánh các thay đổi về số lượng và loại quan sát, chứ không phản ánh khí hậu thật”, theo James Screen, một nhà khoa học tại trường đại học Melbourne.
Screen, cùng với người đồng nghiệp Melbourne của ông, Ian Simmonds, khẳng định mang lại một bức tranh chính xác hơn của khí hậu Bắc Cực đang biến đổi. Các nhà nghiên cứu trên khai thác số liệu từ một “dự án phân tích lại” mang tính quốc tế của Trung tâm châu Âu Dự báo Thời tiết Trung hạn, đối chiếu dữ liệu khí hậu Bắc Cực trong 15 năm qua. Bộ dữ liệu mới nhất của dự án trên, sử dụng trong nghiên cứu này, được cho là phù hợp nhất tính cho đến nay, hợp nhất dữ liệu lưu trữ không có trong những phân tích trước đây.
Screen và Simmonds phát hiện rằng sự ấm lên không phải đáng kể nhất trong khí quyển tầng dưới ở gần mặt biển. Kết quả trên đưa họ đến chỗ liên hệ sự gia tăng nhiệt độ với băng biển đang tan, thay vì những quá trình ở cao trên khí quyển, chúng kích hoạt sự ấm lên trong một vùng thẳng đứng rộng rãi hơn. “Trước đây, người ta đã nghĩ sự mất mát băng biển có thể làm tăng thêm sự ấm lên. Giờ thì chúng tôi có xác nhận điều này đang xảy ra”, Screen nói.
Nếu đội nghiên cứu người Australua là đúng, thì điều này có thể khiến Bắc Cực đối mặt trước sự khuếch đại khí hậu thêm nữa, với băng biển đang tan và nhiệt độ đang tăng bị khóa lại trong một hệ thống hồi tiếp. “Những tác động trực tiếp nhất có khả năng mang tính cục bộ, thí dụ trên các hệ sinh thái Bắc Cực và các cộng đồng bản xứ. Trong thời gian lâu dài, nếu các xu hướng hiện nay tiếp diễn, thì có mối đe dọa của sự tan chảy thêm nữa của mảng băng Greenland”, Screen nói.
Jeff Ridley, một nhà khoa học khí hậu tại Sở Cảnh sát London, nước Anh, đồng ý rằng băng biển Bắc Cực có độ nhạy cao đối với nhiệt độ khí quyển đang tăng lên. “Tuyệt đối không có sự nghi ngờ nào rằng nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên sẽ làm cho băng Bắc Cực tan nhiều thêm, cuối cùng thì tháng 9 tới sẽ trở thành băng tự do”, ông nói.
Screen và Simmonds dự tính phát triển nghiên cứu này bằng cách khảo sát chặt chẽ hơn cơ chế băng biển đang giảm đi có thể khuếch đại các xu hướng nhiệt độ Bắc Cực và khảo sát nguyên do của sự suy giảm băng biển.
Theo physicsworld.com