Voyager 2 vượt mốc 12.000 ngày: Cuộc đua siêu marathon vẫn tiếp tục

Hiệp Khách Quậy Phi thuyền Voyager 2 của NASA đã vượt qua một cột mốc quan trọng vào ngày hôm qua (29/06) – nó đã hoạt động liên tục trong 12.000 ngày. Xin mời đọc tiếp.

Phi thuyền Voyager 2 của NASA đã vượt qua một cột mốc quan trọng vào ngày hôm qua (29/06) – nó đã hoạt động liên tục trong 12.000 ngày.

 alt

Ảnh minh họa phi thuyền Voyager 2 của NASA khi nó nghiên cứu các ranh giới bên ngoài của nhật quển – một cái ‘bọt’ từ xung quanh hệ mặt trời tạo ra bởi gió mặt trời. Ảnh: NASA/JPL-Caltech.

Trong gần 33 năm, phi thuyền đáng nể trên đã gửi phản hồi các dữ liệu về những hành tinh khí khổng lồ nhóm ngoài, và các đặc điểm và tương tác của gió mặt trời ở giữa và bên ngoài các hành tinh đó. Trong số nhiều kết quả của nó, Voyager 2 đã phát hiện ra Đốm Đen Lớn của Hải vương tinh và những cơn gió giật 450 m/s của nó.

Hai phi thuyền Voyager là phi thuyền hoạt động liên tục lâu nhất trong không gian sâu thẳm. Voyager 2 phóng lên vào ngày 20/08/1977, khi Jimmy Carter làm tổng thống Mĩ. Voyager 1 phóng lên khoảng hai tuần sau đó, vào hôm 05/09. Hai phi thuyền là những vật thể nhân tạo ở xa nhất, vượt khỏi ranh giới của nhật quyển – cái bọt mặt trời tạo ra xung quanh hệ mặt trời. Các nhà điều hành sứ mệnh trông đợi Voyager 1 rời khỏi hệ mặt trời của chúng ta và đi vào không gian giữa các sao trong 5 năm tới, cùng với Voyager 2 trên hành trình đi vào không gian giữa các sao không bao lâu sau đó.

Đã vượt chặng đường hơn 21 tỉ km trên hành trình lướt gió của nó băng qua các hành tinh thẳng tiếng vào không gian giữa các sao, phi thuyền trên hiện ở cách mặt trời gần 14 tỉ km. Một tín hiệu từ mặt đất, truyền đi ở tốc độ ánh sáng, mất khoảng 12,8 giờ mới tới được Voyager 2.

Voyager 1 sẽ đạt tới cột mốc 12.000 ngày này vào hôm 13/07/2010, sau khi đi hơn 22 tỉ km. Voyager 1 hiện ở cách mặt trời hơn 17 tỉ km.

Hai phi thuyền Voyager do Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA (JPL) chế tạo. Đây cũng là cơ quan điều hành cả hai phi thuyền trên. Viện Công nghệ California (Caltech) được NASA ủy quyền quản lí JPL.

  • Xuân Nguyễn (theo PhysOrg.com)
Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm